Vì sao vết thương của người bệnh đái tháo đường lâu lành?

Vết thương của người bị đái tháo đường có thể chậm lành hơn

Uống trà có thể giúp giảm nguy cơ đái tháo đường

Làm gì khi bị suy giảm chức năng sinh lý do biến chứng đái tháo đường?

Đái tháo đường 10 năm có thể gặp những biến chứng gì?

Chế độ ăn uống cho người bệnh đái tháo đường biến chứng gan

Tại sao vết thương ở người bệnh đái tháo đường chậm lành?

Lưu thông máu kém

Bệnh đái tháo đường có thể làm tổn thương mạch máu, làm giảm lưu lượng máu đến các bộ phận của cơ thể, gồm cả tứ chi. Cung cấp đủ máu giúp đưa oxy và chất dinh dưỡng đến vết thương, thúc đẩy quá trình lành vết thương. Giảm lưu thông máu có thể cản trở quá trình này.

Theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí Nghiên cứu bệnh đái tháo đường và mạch máu (Diabetes and Vascular Disease Research) bệnh nhân đái tháo đường có nguy cơ cao gấp đôi mắc bệnh mạch máu ngoại biên. Đây là bệnh do các mảng xơ vữa và huyết khối hình thành gây tắc nghẽn mạch máu, ảnh hưởng tới việc cấp máu cho các chi và ảnh hưởng đến động mạch cung cấp máu cho vùng đầu. Có đến 49,7% bệnh nhân động mạch ngoại biên mắc đái tháo đường type 2.

Bệnh về thần kinh

Đái tháo đường là nguyên nhân gây tổn thương hệ thần kinh, được gọi là bệnh lý thần kinh do đái tháo đường. Ở giai đoạn đầu, người bệnh sẽ khó phát hiện cho đến khi các triệu chứng tăng dần và ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày.

Tổn thương thần kinh do lượng đường trong máu cao có thể làm giảm khả năng cảm thấy đau hoặc khó chịu ở vùng bị ảnh hưởng. Người bệnh có thể phát hiện vết thương muộn hơn, vết thương nhỏ có thể tiến triển nặng hơn.

Hệ miễn dịch suy yếu

Bệnh đái tháo đường làm suy yếu hệ miễn dịch, khiến cơ thể khó chống lại các bệnh nhiễm trùng và có thể cản trở quá trình chữa lành. Nhiễm trùng khiến vết thương chậm lành, thậm chí trường hợp nghiêm trọng có thể phải cắt cụt chi.

Đường huyết cao

Lượng đường trong máu cao có thể làm suy giảm chức năng của tế bào bạch cầu trong việc chống nhiễm trùng. Tình trạng tăng đường huyết kéo dài có khả năng cản trở sự sản sinh collagen và các yếu tố tăng trưởng - những thành phần quan trọng để làm lành vết thương.

Cách chăm sóc vết thương cho người bị đái tháo đường

Đường huyết ổn định quan trọng để chữa lành vết thương

Đường huyết ổn định quan trọng để chữa lành vết thương

Theo dõi đường huyết

Giữ mức đường huyết bình thường rất quan trọng để nhanh lành vết thương. Người bệnh cần tuân thủ sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, cũng như có lối sống lành mạnh giúp kiểm soát bệnh đái tháo đường.

Làm sạch vết thương đúng cách

Nhẹ nhàng làm sạch vết thương với nước và nước muối sinh lý hoặc xà phòng dịu nhẹ. Tránh sử dụng hydrogen peroxide hoặc cồn vì có thể làm chậm lành vết thương và gây kích ứng da. Lau khô lại bằng vải mềm, sạch.

Bảo vệ vết thương

Che vết thương bằng băng vô trùng để tránh nhiễm trùng. Băng vết thương cần được thay mỗi ngày hoặc khi xuất hiện bụi bẩn, ẩm ướt.

Tránh áp lực và ma sát

Giảm thiểu áp lực lên vết thương bằng cách chọn giầy dép hoặc quần áo phù hợp. Tránh đi giày chật hoặc quần áo chật có thể cọ vào và tăng ma sát lên vết thương.

Kiểm tra vết thương thường xuyên

Bạn nên kiểm tra vết thường hàng ngày để nhận biết dấu hiệu nhiễm trùng (nếu có) như đỏ, sưng, đau hoặc tiết dịch nhiều hơn.

Bỏ hút thuốc

Hút thuốc có thể làm suy giảm lưu thông máu và làm vết thương chậm lành. Nếu có thói quen hút thuốc, bạn nên cố gắng bỏ thuốc hoặc tìm sự hỗ trợ để bỏ thuốc.

Tuân thủ chỉ định của bác sĩ

Với các vết thương có chỉ định thoa thuốc tại chỗ, dùng kháng sinh hoặc thậm chí phải phẫu thuật, bạn nên thực hiện theo lời khuyên của bác sĩ, tránh tự ý ngưng hoặc tăng liều lượng.

 
Nguyễn Thanh (Theo Onlymyhealth)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Da liễu