- Chuyên đề:
- Làn da sáng hồng
Một số thói quen sinh hoạt có thể khiến tình trạng mụn thêm trầm trọng
Cách đối phó với mụn đầu đen trên mũi
"Mách bạn" cách trị mụn lưng hiệu quả ngay tại nhà
Chăm sóc da mụn với nước cây phỉ
Bí quyết sử dụng vỏ chuối trị mụn dễ làm và hiệu quả
Nếu bạn nhận thấy mụn luôn xuất hiện ở cùng một vị trí trên khuôn mặt, bạn có thể dựa vào “bản đồ” dưới đây để bước đầu theo dõi sức khỏe của mình. Tuy nhiên, quy tắc này không đúng trong tất cả các trường hợp. Việc chẩn đoán cần được thực hiện bởi bác sỹ, kết hợp với xem xét các yếu tố di truyền, nội tiết tố…
Mụn quanh đường chân tóc
Khi mụn trứng cá xuất hiện ở ngay phía dưới đường chân tóc, nguyên nhân có thể đến từ các sản phẩm chăm sóc da và tóc. Ví dụ, sáp và keo vuốt tóc có kết cấu đặc và chứa dầu, có thể gây bít tắc lỗ chân lông và hình thành mụn viêm. Một số thành phần trong dầu xả, dầu gội dễ gây mụn phải kể đến: Sulfates, silicone, phthalates, paraben, chất tạo màu…
Mụn trên trán
Người để tóc mái hoặc có mái tóc dễ bết dầu cũng thường bị mụn ở trán. Đội mũ che khuất trán trong thời gian dài cũng khiến mồ hôi và vi khuẩn tích tụ ở vùng da này, hậu quả là gây mụn.
Còn theo quan niệm Đông y, vùng trán có liên kết với các vấn đề về tiêu hóa. Vì thế, khi vùng trán nổi mụn ồ ạt, bạn có thể nghĩ tới một số nguyên nhân như: Mất cân bằng hệ tiêu hóa, chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, tiêu hóa kém hoặc hội chứng ruột kích thích. Bạn nên tích cực uống nước lọc, hạn chế dùng đồ uống chứa đường và caffeine, giảm đồ ăn chiên rán. Nếu tình trạng mụn không thuyên giảm, hãy tới các cơ sở y tế để được thăm khám.
Mụn xuất hiện ở mũi
Mũi là một trong những vị trí dễ tiết dầu nhất trên khuôn mặt, lại thêm 2 bên cánh mũi dễ tích tụ bụi bẩn và tế bào chết. Vì thế, đây là vùng da dễ nổi mụn viêm, mụn bọc nhất trên khuôn mặt.
Để làm sạch vùng mũi, bạn nên dùng sữa rửa mặt đều đặn, kết hợp các sản phẩm tẩy tế bào chết hóa học như acid salicylic để làm thông thoáng lỗ chân lông. Tuyệt đối không tự ý nặn mụn vùng mũi, bởi các xoang mũi có động mạch lớn dẫn máu tới não. Thao tác nặn mụn không an toàn có thể gây ra nhiễm trùng, hậu quả xấu nhất là lây lan tới não qua xoang này.
Mụn ở má
Một số dụng cụ sinh hoạt như điện thoại, vỏ gối, chăn đệm, khẩu trang… thường xuyên tiếp xúc với vùng má của bạn. Nhiều người cũng có thói quen đưa tay lên chạm vào khuôn mặt. Hành động này có thể đưa vi khuẩn, bụi bẩn lên da, khiến vùng má nổi mụn. Bên cạnh việc rửa mặt 2 lần/ngày, bạn cũng cần giữ vệ sinh bàn tay và các các dụng cụ kể trên.
Mụn ở cằm và quai hàm
Theo các bác sỹ da liễu, tình trạng mụn tập trung ở cằm và dưới quai hàm phần lớn là do rối loạn nội tiết. Với một số chị em, mụn xuất hiện cùng chu kỳ kinh nguyệt, có thể trở nặng sau khi mãn kinh do nồng độ hormone androgen tăng cao hơn estrogen. Khi đó, hormone androgen kích thích da tăng tiết dầu, dẫn tới dư thừa và tắc nghẽn lỗ chân lông. Thói quen đưa tay chống cằm cũng tạo điều kiện cho bụi bẩn bám lên da.
Bình luận của bạn