Việt Nam đã có hơn 2 triệu ca mắc COVID-19

Bản tin dịch COVID-19 ngày 15/1 của Bộ Y tế ghi nhận thêm 16.378 ca mắc

Bài học COVID: Giữ bàn tay sạch

Một số vấn đề sức khỏe sau khi mắc COVID-19

TP.HCM ghi nhận thêm 1 ca nhiễm biến thể Omicron

WHO phê duyệt thêm 2 phương thuốc mới điều trị COVID-19

bantin15

Việt Nam ghi nhận 3 ca nghi mắc COVID-19 đầu tiên từ kết quả giám sát trong ngày 14-20/01/2020. Đến nay, sau 2 năm, tổng số ca mắc COVID-19 cộng dồn tại nước ta qua 4 đợt dịch đã vượt mốc 2 triệu ca.

Theo bản tin dịch COVID-19 của Bộ Y tế tối 15/1, Hà Nội vẫn dẫn đầu về số ca nhiễm tính theo ngày với 2.810 F0. Tiếp sau đó là Đà Nẵng với hơn 800 ca. Hôm nay số ca tử vong tại Hà Nội cũng cao nhất (18 ca), lần đầu tiên vượt số tử vong tại TP.HCM. 

Tính đến ngày 13/1, cấp độ dịch tại TP.HCM vẫn duy trì được cấp độ 1 về dịch COVID-19. Đây là tuần thứ 2 liên tiếp thành phố giữ vững được "vùng xanh". Đối với cấp quận, huyện, có 19/22 địa phương đạt cấp độ 1. Theo VnExpress, Sở Y tế TP.HCM vừa công bố thêm 17 ca nhiễm Omicron là người nhập cảnh được cách ly ngay, nâng tổng số ca nhiễm biến chủng mới tại thành phố lên 30.

Để tạo điều kiện cho nhân viên y tế tham gia chống dịch có thời gian phục hồi sức khỏe, 4 bệnh viện dã chiến số 3, số 5, số 10 và Củ Chi tại TP.HCM sẽ ngưng hoạt động từ ngày 19/1. Khi bệnh viện dã chiến ngưng hoạt động, người bệnh đang được điều trị tại những nơi này được xuất viện nếu đủ điều kiện. Người cần tiếp tục điều trị sẽ chuyển đến các bệnh viện COVID-19 khác trên địa bàn.

Với các bệnh viện dã chiến vẫn duy trì hoạt động trong dịp Tết Nguyên đán, Sở Y tế đề nghị giám đốc các bệnh viện căn cứ tình hình người bệnh thực tế, xây dựng kế hoạch phân công nhân viên y tế, luân phiên đến công tác tại bệnh viện từ nay đến ngày 15/2.

Tỉnh An Giang cũng trở về “vùng xanh”, tương đương nguy cơ thấp (bình thường mới). Tỉnh không có xã, phường thị trấn nào ở cấp độ 4.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa khuyến nghị 2 loại thuốc mới là Baricitinib (chất ức chế Janus kinase JAK) và Sotrovimab (kháng thể đơn dòng) điều trị COVID-19, cung cấp thêm nhiều lựa chọn điều trị.

Theo số liệu vừa được đưa ra tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2021 và triển khai nhiệm vụ năm 2022 của Bộ GD&ĐT, dịch COVID-19 khiến gần 20 triệu trẻ em, học sinh, sinh viên phải tạm dừng đến trường. Trên 70.000 sinh viên không thể ra trường đúng hạn, ảnh hưởng tới việc cung cấp nguồn nhân lực. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đề nghị các trường Đại học, Cao đẳng tích cực hơn nữa đưa sinh viên trở lại trường học tập, tăng cường bù đắp chất lượng giáo dục Đại học, sau Đại học cho sinh viên, học viên.

Các bác sỹ Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) vừa cấp cứu 4 người trong 1 gia đình bị ngộ độc sau khi ăn củ nần. Sau khi ăn, vợ chồng người phụ nữ (42 tuổi) và hai con tê đầu lưỡi cùng biểu hiện chóng mặt, nôn ra dịch thức ăn. Củ nần (còn gọi là củ nê, củ nằng, củ nâu trắng), trong củ và lá cây loại thực vật này có các alkaloid độc là dioscorin và dioscorein, có thể gây co giật và làm tê liệt trung khu thần kinh. Bác sỹ khuyến người dân tuyệt đối không ăn các loại củ, quả lạ; Khi có dấu hiệu ngộ độc cần nhanh chóng tới cơ sở y tế.

 
Quỳnh Trang
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin