Đan Mạch hỗ trợ Việt Nam tăng cường an toàn thực phẩm trong chuỗi giá trị thịt lợn

Việt Nam và Đan Mạch vừa ký thỏa thuận hợp tác phát triển bền vững chuỗi giá trị thịt lợn

Việt Nam - Đan Mạch hợp tác điều trị bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp

Đan Mạch trao tặng những "Giấc mơ Xanh" cho các bệnh nhi Việt Nam

Việt Nam - Đan Mạch hợp tác phòng chống các bệnh không lây nhiễm

Bị bệnh đái tháo đường có nên ăn thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn không?

Tại buổi lễ, ông Phùng Đức Tiến - Thứ trưởng Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Bộ NN&PTNT) cùng ông Kim Højlund Christensen - Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam đã ký Thỏa thuận hỗ trợ Việt Nam phát triển bền vững chuỗi giá trị thịt lợn. Thỏa thuận này cũng đánh dấu việc khởi động dự án hợp tác ba năm giai đoạn 2 giữa hai chính phủ Việt Nam và Đan Mạch trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, tập trung vào tăng cường an toàn thực phẩm trong chuỗi giá trị thịt lợn.

Cụ thể, giai đoạn II của dự án Hợp tác Ngành Chiến lược trong chuỗi giá trị thịt lợn sẽ tập trung vào quản lý thức ăn chăn nuôi, quản lý thuốc thú y, các thực hành tốt trong chăn nuôi và tăng cường năng lực về quản lý an toàn thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y dựa trên đánh giá các mối nguy.

Đây là những lĩnh vực mà Đan Mạch có thể chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức hữu ích cho cơ quan chức năng của Việt Nam, từ đó giúp nâng cao thức ăn chăn nuôi và an toàn thực phẩm tại Việt Nam.

Một trong những trọng tâm của hợp tác chiến lược này là giảm thiểu tình trạng kháng kháng sinh, giảm thiểu việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy hải sản.

Ông Phùng Đức Tiến và ông Robert Leo Skov ký Bản ghi nhớ hợp tác giảm thiểu tình trạng kháng kháng sinh trong chăn nuôi tại Việt Nam

Cũng trong dịp này, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT và ông Robert Leo Skov - Giám đốc Khoa học của Trung tâm Quốc tế về các giải pháp đối phó với Kháng kháng sinh (ICARS) đã ký Bản ghi nhớ giữa Bộ NN&PTNT và ICARS về việc thiết lập quan hệ đối tác trong giảm thiểu sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.

Kháng kháng sinh là một trong các nguy cơ đe dọa lớn nhất đến sức khỏe, cộng đồng và các nền kinh tế trên thế giới. Với việc ký kết Bản ghi nhớ, Việt Nam sẽ là một trong những quốc gia đầu tiên tham gia hợp tác với ICARS để xây dựng các dự án thí điểm giảm thiểu kháng kháng sinh trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.

Tại lễ ký kết, ông Kim Højlund Christensen đã phát biểu: “An toàn thực phẩm luôn là một trong các mối quan tâm hàng đầu tại Đan Mạch. Hai văn bản quan trọng được ký hôm nay là cơ sở quan trọng để Việt Nam và Đan Mạch tiếp tục hợp tác trong lĩnh vực tăng cường an toàn thực phẩm tại Việt Nam”.

Kể từ năm 2015, Việt Nam và Đan Mạch đã triển khai Hợp tác Ngành Chiến lược (SSC) trong lĩnh vực y tế, giáo dục và an toàn thực phẩm với mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng bền vững và có trách nhiệm, tăng số lượng việc làm và tăng cường sự thịnh vượng ở Việt Nam. Trong khuôn khổ SSC, các cơ quan chính phủ của Đan Mạch đã thiết lập quan hệ đối tác để hỗ trợ các cơ quan đối tác thuộc các Bộ của Việt Nam về mặt chuyên môn và chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm của Đan Mạch phù hợp với ưu tiên, điều kiện và nhu cầu thực tế của Việt Nam.

Dự án Hợp tác ngành chiến lược (SSC) về an toàn thực phẩm trong chuỗi giá trị thịt lợn giữa Đan Mạch và Việt Nam

 Từ năm 2017, Việt Nam và Đan Mạch đã hợp tác trong chương trình Hợp tác ngành chiến lược (SSC) về an toàn thực phẩm với mục tiêu đóng góp vào tăng trưởng và phát triển bền vững của chuỗi giá trị thịt lợn. Giai đoạn II của dự án hợp tác giữa hai chính phủ sẽ bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 năm 2020 và kéo dài trong ba năm. Mục tiêu chính của Giai đoạn II là tăng cường an toàn thực phẩm trong chuỗi giá trị thịt lợn. Để đạt được mục tiêu này, dự án sẽ tập trung vào bốn lĩnh vực là quản lý thức ăn chăn nuôi, quản lý thuốc thú y, các thực hành chăn nuôi tốt và nâng cao năng lực về quản lý an toàn thực phẩm và thức ăn chăn nuôi dựa trên mối nguy.

Trung tâm Quốc tế các Giải pháp đối phó với Kháng kháng sinh (ICARS)

 ICARS được thành lập bởi Chính phủ Đan Mạch, là một tổ chức thu thập, đánh giá và sử dụng các bằng chứng hỗ trợ phát triển và thực hiện các giải pháp đối phó với kháng kháng sinh hiệu quả về mặt kinh tế và phù hợp với điều kiện thực tế của các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình. Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên hợp tác với ICARS xây dựng các dự án thí điểm trong lĩnh vực chăn nuôi.

Nguyên Hương H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn