Cục Dược đảm bảo đủ thuốc chống dịch đau mắt đỏ
An cung ngưu hoàng hoàn: Có độc mà không độc
TPCN An cung ngưu Hoàng hoàn: “Cơ quan quản lý phải có trách nhiệm”
TPCN An cung ngưu hoàng hoàn: Chỉ có 30 hộp thử nghiệm thị trường
Trên thị trường chưa hề ghi nhận một trường hợp người tiêu dùng Việt Nam nào “ngộ độc thực phẩm chức năng An cung ngưu hoàng hoàn"
Vụ việc vừa qua có thể được tóm tắt như sau: Theo thông tin từ Cục Quản lý Dược thì trong quá trình kiểm tra, giám sát chất lượng thuốc An cung ngưu hoàng hoàn, Cục này đã “phát hiện” một sản phẩm thực phẩm chức năng có cùng tên An cung ngưu hoàng hoàn. Chả hiểu “giật mình” thế nào, Cục này đã chỉ đạo Viện Kiểm nghiệm Thuốc Trung ương lấy mẫu và tiến hành giám định chất lượng các sản phẩm thực phẩm cùng tên An cung ngưu hoàng hoàn, để phân tích một số chỉ tiêu “theo thông tin phản ánh”.
ACNHH là phương thuốc do danh y Ngô Đường, tự Cúc Thông, người đời Thanh (Trung Quốc), sáng chế. Theo dược học cổ truyền, ACNHH có công dụng thanh hóa đàm nhiệt nội hãm tâm bào, nhiệt thanh đàm hóa thì tâm thần tất an, vì thế mà gọi là “an cung”. Việc dùng ACNHH lâu nay hầu hết do tự phát từ nhu cầu của người bệnh và người nhà bệnh nhân bị đột quỵ, chứ hiếm khi có "chỉ định của bác sỹ", dù sản phẩm được đăng ký dưới dạng thuốc hay TPCN. |
Kết quả phân tích cho thấy mẫu thực phẩm chức năng nói trên có một số kim loại nặng vượt ngưỡng cả nghìn lần. Ngoài ra, trong thành phần của loại thực phẩm chức năng này, ngoài dược liệu thông thường còn có hùng hoàng, thần sa, chu sa và dạ hương,… đều là những dược liệu độc thuộc danh mục các dược liệu có độc tính sử dụng làm thuốc, phải được sử dụng, kiểm soát chặt chẽ về liều dùng, đối tượng dùng, đường dùng… và phải có sự giám sát của bác sỹ Đông y. Vì vậy, việc sử dụng sản phẩm có những dược liệu độc này dưới dạng thực phẩm chức năng là rất nguy hiểm, theo kết luận của Cục Quản lý Dược.
Và thế là, để đảm bảo an toàn cho người sử dụng, Cục Quản lý Dược đã… chuyển công văn đến Cục An toàn thực phẩm – là đơn vị có chức năng quản lý nhà nước về thực phẩm chức năng để xem xét và có hướng xử lý!
Ngay sau đó, Cục An toàn thực phẩm đã có ngay thông báo về việc dừng lưu hành, thu hồi và tiêu hủy lô sản phẩm chưa thành phần độc tố, vốn đã được Cục Dược “phát giác” từ trước này. Cũng theo thông tin từ Cục An toàn thực phẩm thì chỉ có 30 hộp sản phẩm được nhập vào Việt Nam để giới thiệu và tìm thị trường, chứ chưa được bán rộng rãi. Và đến ngày 28/8, việc thu hồi và tiêu hủy lô hàng này đã được hoàn tất.
Tuy nhiên, sau vụ việc, người ta mới lại đưa ra một vấn đề nghi vấn là: Có điều gì đó không hợp lý trong quy trình kiểm tra của Cục Quản lý Dược và Viện Kiểm nghiệm Thuốc Trung ương (vì sản phẩm thực phẩm chức năng không thuộc trách nhiệm quản lý của 2 đơn vị này). Theo Thông tư hướng dẫn chung về lấy mẫu thực phẩm phục vụ thanh tra, kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm (Thông tư 14/2011/TT-BYT) thì Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (nay là Cục An toàn thực phẩm) được giao là cơ quan có trách nhiệm chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan triển khai. Quy định này cũng nêu rõ yêu cầu đối với người lấy mẫu” (1). Là thành viên của đoàn thanh tra, kiểm tra. (2). Được đào tạo và có chứng chỉ về kỹ thuật lấy mẫu thực phẩm. Việc lấy mẫu của Viện Kiểm nghiệm Thuốc Trung ương chỉ là “nhân kiểm tra thuốc thì lấy mẫu thực phẩm chức năng” là hoàn toàn sai quy trình.
Người tiêu dùng còn rất băn khoăn về thông tin “có người tiêu dùng phản ánh với Viện Kiểm nghiệm Thuốc Trung ương và Cục Quản lý Dược về trường hợp ngộ độc TPCN An cung ngưu hoàng hoàn”, tuy nhiên, thông tin này chưa từng được các cơ quan quản lý cảnh báo cũng như truyền thông đưa tin trước đó. Theo thông tin mà PV suckhoecong.vn tìm hiểu thì cho nên đến nay, thị trường chưa hề ghi nhận một trường hợp người tiêu dùng Việt Nam nào “ngộ độc thực phẩm chức năng An cung ngưu hoàng hoàn”. Theo nguồn tin riêng của suckhoecong.vn, thì duy nhất có 1 trường hợp phản ánh về vấn đề này (mà Viện Kiểm nghiệm Thuốc Trung ương và Cục Quản lý Dược có nhắc đến) là một nhân viên Đại sứ quán Hàn Quốc tại Hà Nội.
Còn vì sao ngay khi Viện Kiểm nghiệm Thuốc Trung ương và Cục Quản lý Dược nhận được phản ánh của người Hàn Quốc này lại không cảnh báo ngay cho người tiêu dùng để phòng ngừa, vì sản phẩm này vốn được coi là một “thần dược” rất được tin dùng với người bệnh hoặc gia đình có người bị tai biến mạch não, cũng không thông báo ngay cho Cục An toàn thực phẩm – như đã nói, là cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về thực phẩm chức năng để phối hợp xử lý ngay, mà còn phải “cẩn thận” lấy mẫu (chỉ tại một địa điểm showroom (?!), kiểm nghiệm tới lui rồi mới gửi công văn để xem xét và có hướng xử lý, thì cho đến nay, vẫn chưa có lời giải đáp…
Theo tinh thần Hòa hợp tiêu chuẩn ASEAN trong lĩnh vực TPCN và Y học cổ truyền thì sản phẩm TPCN và Thuốc Đông y có cùng một guideline hướng dẫn về tiêu chuẩn (sản xuất, ghi nhãn, công bố thành phần và chất lượng,…) Và xu hướng chung hiện nay trên thế giới là các sản phẩm thuốc Đông y sẽ được coi là TPCN. Với các sản phẩm đặc biệt có chứa các thành phần dược liệu và có tác dụng hỗ trợ điều trị vào từng bệnh cụ thể, nhà sản xuất bắt buộc phải công bố các thành phần này và có khuyến cáo sử dụng sản phẩm cụ thể. |
Bình luận của bạn