WHO đang tích cực điều tra chuỗi cung ứng dược phẩm toàn cầu sau hàng loạt các loại siro ho bị nhiễm độc.
WHO cảnh báo về mối đe dọa toàn cầu do các loại siro ho nhiễm độc
Cảnh báo 14 loại siro ho khiến hàng trăm trẻ tử vong, tổn thương thận
300 trẻ tử vong liên quan đến siro ho, WHO kêu gọi phối hợp điều tra
99 trẻ thiệt mạng nghi do uống siro ho Ấn Độ, Indonesia ban lệnh cấm siro
Nhãn hiệu của sản phẩm được in trên bao bì là Naturcold, được sản xuất bởi một công ty có tên Fraken International (Anh) nhưng cơ quan quản lý y tế của Vương quốc Anh cho biết không có công ty nào như vậy tồn tại ở nước này, WHO đưa tin.
Theo Bloomberg, cảnh báo của WHO đưa ra sau khi Cơ quan Quản lý Dược phẩm Cameroon báo cáo về ít nhất 6 trường hợp trẻ em tử vong liên quan đến sản phẩm trên. Theo cơ quan y tế Liên Hợp Quốc, siro Naturcold có hàm lượng diethylene glycol (DEG) cao vượt ngưỡng cho phép. Giới hạn chấp nhận được đối với chất này trong một lọ siro là không quá 0,1%, còn Naturcold chứa tới 28,6%.
WHO cho biết các cuộc điều tra vẫn đang được tiến hành để xác định nguồn gốc của sản phẩm. Một phát ngôn viên của WHO nói với Reuters rằng loại siro này có thể được bán ở các quốc gia khác ngoài Cameroon, khiến WHO phải đưa ra cảnh báo toàn cầu, kêu gọi các nước giám sát nhiều hơn.
Naturcold là một loại siro được sử dụng để điều trị cảm lạnh thông thường, cúm và dị ứng. WHO cho biết siro này chứa hàm lượng cực cao chất gây ô nhiễm độc hại diethylene glycol.
Một số chuyên gia sản xuất dược phẩm đã chia sẻ với Reuters rằng, để giảm chi phí, không ít nhà sản xuất đã thay thế propylene glycol, một thành phần an toàn, ngọt và dễ uống được sử dụng trong siro, bằng các chất thay thế rẻ hơn nhưng độc hại như ethylene glycol và diethylene glycol.
Cả hai chất này đều cực kỳ có hại. Khi hấp thụ vào cơ thể, chúng có thể gây đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, thay đổi trạng thái tinh thần, tổn thương thận cấp tính và tử vong nếu không được điều trị nhanh chóng. Liều lượng gây chết người phụ thuộc vào cân nặng người dùng. Trẻ em dễ bị tổn thương hơn người lớn.
Năm 2022, hơn 300 trẻ em, chủ yếu dưới 5 tuổi, ở Gambia, Indonesia và Uzbekistan tử vong vì tổn thương thận cấp tính sau khi sử dụng các loại siro ho tương tự. Tháng 6 vừa qua, Indonesia đã mở rộng cuộc điều tra vụ việc gây chấn động dư luận hồi năm ngoái khi hơn 200 trẻ em nước này tử vong do sử dụng thuốc ho dạng siro có nhiễm độc. Một cảnh báo khác vào đầu năm nay cũng cho biết các loại thuốc siro bị nhiễm độc đã được tìm thấy ở Quần đảo Marshall và Micronesia, nhưng không có trường hợp tử vong nào được báo cáo sau đó. WHO đã cảnh báo rằng mối đe dọa đang thực sự diễn ra.
Tất cả các loại siro nhiễm độc đều do những nhà sản xuất khác nhau sản xuất và đều chứa ethylene glycol và diethylene glycol trong thành phần thuốc. Tuy nhiên, 3 đến 4 vụ việc đều liên quan đến những công ty dược của Ấn Độ. WHO đã yêu cầu chính quyền Ấn Độ hỗ trợ trong việc xác định nguồn gốc của siro ho bị nhiễm độc có liên quan đến các trường hợp trẻ em tử vong ở Cameroon.
WHO cũng đang hợp tác với các quốc gia này để điều tra chuỗi cung ứng dược phẩm toàn cầu đối với các loại siro ho này.
Bình luận của bạn