- Chuyên đề:
- Cẩm nang phòng bệnh giao mùa
Cơ thể bị ướt nước mưa dễ giảm thân nhiệt, ảnh hưởng tới sức đề kháng
Tại sao xảy ra cơn ho kéo dài sau khi bị cảm lạnh?
Mẹo giảm ho và cảm lạnh trong mùa Hè
Phân biệt cảm lạnh và dị ứng trong mùa Hè
Tập thể dục khi thời tiết vào Hè cần lưu ý gì?
Thời tiết mưa nhiều ảnh hưởng thế nào tới sức khỏe?
Nhiều người cho rằng, cơ thể bị dính nước mưa khiến bạn bị cảm lạnh. Thế nhưng, nước mưa không phải là nguyên nhân khiến bạn bị ốm. Thực chất, các bệnh cảm lạnh, cảm cúm thường gặp do nguyên nhân từ virus lây truyền từ người sang người qua tiếp xúc gần hoặc giọt bắn đường hô hấp.
Tuy không trực tiếp khiến bạn bị ốm, việc cơ thể bị ướt và nhiễm lạnh trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến khả năng điều hòa thân nhiệt và chức năng miễn dịch của cơ thể. Khi đó, bạn có nguy cơ bị các virus tấn công dễ dàng hơn.
Theo chuyên trang Health, nghiên cứu chỉ ra rằng, khi thân nhiệt hạ xuống thì phản ứng miễn dịch của suy giảm. Một vài giả thuyết cho rằng, khi bạn nhiễm lạnh, mạch máu trong mũi sẽ co lại, ngăn cản bạch cầu di chuyển tới niêm mạc mũi để giúp bạn chống lại vi khuẩn hay mầm bệnh từ môi trường.
Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, trong những ngày diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023 (từ ngày 27-30/6), thời tiết chủ đạo ở các khu vực trên cả nước là nắng. Tuy nhiên, nguy cơ vẫn có mưa dông cục bộ vào chiều và tối. Phụ huynh có thể truy cập trang thông tin cảnh báo dông (cập nhật 15 phút/lần) của Tổng cục Khí tượng Thủy văn để có phương án di chuyển phù hợp cho con em mình.
Cách xử trí khi phải dầm mưa, nhiễm lạnh
Theo BS. Trịnh Ngọc Bình - Bệnh viện Chợ Rẫy, giữ ấm cơ thể là lưu ý quan trọng nhất khi chẳng may cơ thể bị ướt, dính, ngấm nước mưa. Nhiều người có thói quen đi mưa về liền tắm nước nóng ngay. Tuy nhiên, nhiệt độ cơ thể thay đổi đột ngột sẽ làm cơ thể dễ mắc bệnh hơn. Thay vào đó, khi về đến nhà, bạn cần lau khô người, thay quần áo, nghỉ ngơi, giữ thân nhiệt ổn định, khi thấy người hết lạnh mới nên đi tắm.
Uống trà gừng cũng là biện pháp hữu hiệu giúp tăng thân nhiệt sau khi dầm mưa. Bạn có thể dùng trà túi lọc hoặc pha trà từ gừng tươi theo công thức: 15 – 20gr gừng tươi, rửa sạch, thái lát, đun sôi với 100ml nước trong 20 phút, thêm đường và uống nóng. Áp dụng biện pháp này nếu có biểu hiện ớn lạnh dọc xương sống, nhức đầu, mệt mỏi uể oải, sợ lạnh, đầy bụng, bủn rủn chân tay… sau khi dầm mưa về.
Đau họng là dấu hiệu đầu tiên cho thấy bạn cảm lạnh. Triệu chứng này có thể biến mất sau 1-2 ngày, rồi đến chảy nước mũi, nghẹt mũi, ho vào ngày thứ 4-5 của bệnh. Người lớn thường không sốt, nhưng trẻ nhỏ có thể bị sốt nhẹ.
Cảm lạnh do virus gây ra, nên không thể điều trị bằng kháng sinh, mà chủ yếu làm giảm triệu chứng khó chịu. Nếu thấy các triệu chứng cảm lạnh không thuyên giảm, cần tới bệnh viện thăm khám để được bác sỹ điều trị sớm.
Ngoài ra, để phòng nguy cơ cảm lạnh, cảm cúm trong mùa mưa, bạn nên chủ động áp dụng các biện pháp:
- Rửa tay thường xuyên.
- Dùng giấy ăn che mũi, miệng khi ho và hắt hơi. Vứt giấy ngay sau khi sử dụng và rửa tay thật sạch.
- Không dùng chung dụng cụ cá nhân với người khác, đặc biệt khi có dấu hiệu nhiễm bệnh.
- Ăn uống đủ chất, tập thể dục đều đặn, ngủ đủ giấc để giữ hệ miễn dịch khỏe mạnh.
- Luôn mang theo áo mưa, ô bên người để đề phòng những cơn mưa bất chợt.
Bình luận của bạn