WHO đưa ra kế hoạch chấm dứt giai đoạn khẩn cấp của đại dịch COVID-19

Kế hoạch này bao gồm 3 tình huống có thể xảy ra về cách virus có thể phát triển trong năm tới

Số ca mắc mới "hạ nhiệt", một số địa phương điều chỉnh lịch học

Nhiều trẻ mắc viêm đa hệ thống hậu COVID-19, dịch ở Hà Nội hạ nhiệt

4 di chứng tim mạch hậu COVID-19 và cách khắc phục hiệu quả

Mất ngủ hậu COVID-19 diễn ra như thế nào?

Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ông Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết: "Dựa trên những gì chúng ta biết hiện tại, kịch bản có khả năng xảy ra nhất là virus COVID-19 sẽ tiếp tục phát triển, nhưng mức độ nghiêm trọng của bệnh sẽ giảm đi theo thời gian khi khả năng miễn dịch của chúng ta đã tăng lên (nhờ tiêm vaccine cũng như được cải thiện sau khi nhiễm virus)”.

Trong bối cảnh này, các đợt bùng phát của virus sẽ dần trở nên ít nghiêm trọng hơn, dù khả năng vẫn sẽ có các đợt bùng phát mạnh định kỳ khi hệ miễn dịch của chúng ta suy yếu. Có lẽ vẫn sẽ cần các mũi vaccine tăng cường (booster shots) cho những người có nguy cơ cao mắc bệnh. WHO đánh giá virus có thể rơi vào mô hình phát triển theo mùa, với đỉnh điểm vào các tháng lạnh hơn, tương tự như bệnh cúm.

Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus phát biểu tại Marburg (Đức) vào ngày 16/2/2022 - Ảnh: REUTERS

Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus phát biểu tại Marburg (Đức) vào ngày 16/2/2022 - Ảnh: REUTERS

Theo WHO, trong trường hợp tốt nhất, các biến thể trong tương lai sẽ trở nên ít nghiêm trọng đi. Chúng ta cũng sẽ có khả năng phòng ngừa bệnh tốt hơn trong một khoảng thời gian dài mà không cần tiêm các mũi tăng cường, cũng như không cần thay đổi đáng kể các loại vaccine hiện nay.

Trong trường hợp xấu nhất, virus có thể biến đổi thành một mối đe dọa chết người mới, có khả năng lây truyền cao và nguy hiểm. Trong trường hợp này, vaccine sẽ kém hiệu quả hơn và khả năng miễn dịch, bảo vệ khỏi nguy cơ bệnh nặng và tử vong sẽ suy yếu nhanh chóng. Điều này đòi hỏi những thay đổi đáng kể đối với các loại vaccine hiện nay, cũng như cần có chiến dịch tiêm tăng cường rộng rãi cho những nhóm đối tượng có nguy cơ cao.

Để có thể chấm dứt tình trạng khẩn cấp, WHO kêu gọi các quốc gia tiếp tục hoặc tăng cường khả năng giám sát virus, nhanh chóng báo cáo những thay đổi nguy hiểm của virus. Tổ chức này cũng kêu gọi cần cải thiện khả năng phát hiện các di chứng hậu COVID-19 để theo dõi và giảm thiểu nguy cơ tàn tật sau khi đại dịch kết thúc.

 

Các quốc gia cũng phải tiếp tục thực hiện xét nghiệm chẩn đoán SARS-CoV-2, giúp xác định các trường hợp đơn lẻ, cũng như có thể đưa ra hướng dẫn, quyết định phù hợp ở cấp độ cộng đồng. Theo WHO, các quốc gia cũng phải theo dõi sự tiến hóa của virus trong quần thể động vật.

Trước mắt, WHO vẫn thúc đẩy mục tiêu tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho 70% dân số thế giới, tập trung vào những người có nguy cơ cao nếu không may mắc bệnh.

Báo cáo thừa nhận các loại vaccine hiện nay vẫn đang tỏ ra kém hiệu quả hơn so với mong đợi trong việc giảm sự lây lan của biến thể Omicron. Tuy nhiên, các mục tiêu của vaccine hiện vẫn còn phù hợp.

Tính đến cuối tháng 3/2022, hơn 11 tỷ liều vaccine COVID-19 đã được sử dụng trên toàn cầu. Nhưng khoảng 36% dân số toàn cầu vẫn chưa được tiêm liều đầu tiên.

David Dowdy, nhà dịch tễ học về bệnh truyền nhiễm tại Trường Y tế Công cộng Johns Hopkins Bloomberg (Mỹ) cho biết: “Liệu thời gian tới chúng ta có thể chấm dứt giai đoạn khẩn cấp của đại dịch hay không còn phụ thuộc nhiều vào virus, cũng như việc thực hiện cụ thể. Tuy nhiên, tôi cho rằng chúng ta đã có được một khởi đầu tốt”.

Vi Bùi (Theo Channelnewsasia)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội