Thuốc đái tháo đường có thể gây ra những tác dụng phụ nào?

Uống thuốc điều trị đái tháo đường có thể gây ra những tác động gì tới sức khỏe?

Tại sao bị đái tháo đường khiến vết thương lâu lành hơn?

Đái tháo đường: Bị sụt cân phải làm sao để tăng cân trở lại?

Đường huyết 13,5mmol/L có nguy hiểm không?

Đái tháo đường: Chỉ số HbA1c 8,2% có cao không, làm sao để hạ?

Một số tác dụng phụ thường gặp của thuốc điều trị đái tháo đường

Tác dụng phụ là những vấn đề không mong muốn do thuốc gây ra. Một số loại thuốc Tây điều trị đái tháo đường có thể gây ra các tác dụng phụ như buồn nôn, đau bụng…

Khi dùng các loại thuốc điều trị đái tháo đường, người bệnh có thể gặp các vấn đề không mong đợi sau:

- Nhóm thuốc Sulfonylurea: Có thể khiến đường huyết hạ xuống quá thấp (gây run tay chân, đổ mồ hôi, chóng mặt). Hãy cẩn thận vì đường huyết hạ xuống quá thấp có khả năng đe dọa tới tính mạng. Để phòng ngừa tình trạng này, bạn nên chú ý ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày, không bỏ bữa ăn.

Một số tác dụng phụ khác của nhóm thuốc này là gây đau bụng, tăng cân, phát ban hoặc ngứa da, nhạy cảm hơn với ánh mặt trời.

- Nhóm thuốc Biguanide/metformin: Có thể gây biến chứng thận, đau dạ dày, trướng bụng, người mệt mỏi hoặc chóng mặt, cảm thấy có vị kim loại trong miệng, buồn nôn. Những triệu chứng này thường biến mất sau vài tuần, khi cơ thể bạn dần quen với thuốc. Để giảm bớt các tác dụng không mong muốn, bạn có thể uống thuốc cùng hoặc sau bữa săn.

Các loại thuốc điều trị đái tháo đường có thể gây đau bụng, chóng mặt

Các loại thuốc điều trị đái tháo đường có thể gây đau bụng, chóng mặt

Trong trường hợp sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường metformin, tác dụng phụ thường chỉ mang tính tạm thời. Với một số trường hợp hiếm gặp, metformin có thể gây ra tình trạng nhiễm acid lactic (cơ thể tích tụ quá nhiều acid lactic). Bạn nên đi khám ngay nếu nhận thấy các triệu chứng như: Suy nhược bất thường, mệt mỏi hoặc buồn ngủ quá mức; Khó thở; Đau cơ bất thường; Rối loạn tiêu hóa đột ngột, ví dụ như nôn mửa.

- Nhóm thuốc ức chế alpha-glucosidase: Có thể gây đầy hơi, trướng bụng và tiêu chảy. Chúng cũng có khả năng gây ra sự gia tăng các dấu hiệu máu cho thấy gan bị căng thẳng.

- Nhóm thuốc Thiazolidinedione: Có thể gây tăng cân, tăng nồng độ cholesterol “xấu” LDL trong cơ thể, làm tăng nguy cơ mắc bệnh gan và thiếu máu, gây phù chân hoặc mắt cá chân (do tích nước trong cơ thể). Nhóm thuốc này cũng có liên quan tới một số tác dụng phụ nghiêm trọng khác như tăng nguy cơ gãy xương, suy tim, tăng nguy cơ bị ung thư bàng quang ở phụ nữ.

- Nhóm thuốc Meglitinides: Có thể gây tăng cân, khiến đường huyết hạ xuống quá thấp.

Nếu nhận thấy mình đang gặp phải các tác dụng phụ khó chịu khi dùng thuốc điều trị đái tháo đường, bạn nên chủ động trao đổi lại với bác sỹ để được điều chỉnh liều thuốc, loại thuốc cho phù hợp.

 

- Nhóm thuốc ức chế DPP-4: Có thể gây đau họng, nghẹt mũi, đau bụng và tiêu chảy. Bạn cũng có nguy cơ bị suy gan cấp do viêm tụy cấp. Tình trạng suy tim, đau khớp cũng có thể trở nên tồi tệ hơn khi dùng nhóm thuốc này để điều trị đái tháo đường.

- Nhóm thuốc ức chế SGLT2: Có thể làm tăng nguy cơ nhiễm nấm, nhiễm trùng đường tiết niệu. Chúng còn có thể gây ra tình trạng hạ đường huyết quá mức.

Tuy nhiên, vẫn phải nhắc mặt tích cực của thuốc là có thể làm giảm nguy cơ biến chứng thận cho người bệnh đái tháo đường, làm giảm nguy cơ phải nhập viện hoặc tử vong do suy tim.

Làm sao hạn chế tác dụng phụ của thuốc điều trị đái tháo đường?

Dùng thuốc đúng theo chỉ dẫn của bác sỹ có thể làm giảm, hạn chế một số tác dụng phụ của thuốc điều trị đái tháo đường. Theo đó, một số loại thuốc cần được uống trong khi ăn để không gây khó chịu cho dạ dày của bạn.

Nếu thuốc khiến bạn tăng cân, hãy chú ý thực hiện tốt các thay đổi lối sống lành mạnh, bao gồm chế độ ăn uống điều độ và tập thể dục thường xuyên để duy trì cân nặng ổn định.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo sử dụng thêm một số sản phẩm thảo dược từ lá xoài, lá neem, hoàng bá, quế chi… để hỗ trợ kiểm soát đường huyết tốt hơn một cách tự nhiên, từ đó tránh phải phụ thuộc vào các loại thuốc Tây y.

Vi Bùi

 

TPBVSK Glutex - Hỗ trợ chuyển hóa đường huyết và cải thiện chỉ số đường huyết

Việc ổn định đường huyết có vai trò quan trọng trong điều trị đái tháo đường. Thế nhưng, nhiều rào cản trong ăn uống, vận động, dùng thuốc khiến đường huyết khó kiểm soát, đặc biệt là ở người mới mắc bệnh.

TPBVSK Glutex với các thành phần chính từ lá Xoài, lá Neem, Hoàng bá, Quế chi, Mướp đắng, là giải pháp hỗ trợ chuyển hóa đường huyết và cải thiện chỉ số đường huyết cho người bệnh đái tháo đường.

glutex

Tìm hiểu thêm về TPBVSK Glutex trong bài viết: TPBVSK Glutex: Công dụng, thành phần, cách dùng, giá bán

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa TPBVSK Glutex ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội.

SĐT: 0243 775 9865 - 0981 238 219.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết