WHO: Đừng trì hoãn cải cách để chuẩn bị cho đại dịch tiếp theo

Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus phát biểu trong cuộc họp báo nhân kỷ niệm 75 năm thành lập WHO tại Geneva, Thụy Sĩ - Ảnh: AFP.

WHO khuyến cáo không dùng chất làm ngọt nhân tạo để làm giảm cân

WHO cảnh báo về nguy cơ thảm họa sinh học ở Sudan

Tương lai của y tế nhân dịp kỷ niệm 75 năm thành lập WHO

WHO: COVID-19 không còn là tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu

Theo Reuters, phát biểu tại cuộc họp vài tuần sau khi kết thúc tình trạng khẩn cấp toàn cầu đối với đại dịch COVID-19, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết, đã đến lúc thúc đẩy các cuộc đàm phán về việc ngăn chặn đại dịch tiếp theo.

Trong một bài phát biểu quan trọng trước các quốc gia thành viên của cơ quan, Tổng giám đốc WHO nhấn mạnh: "Nếu chúng ta không thực hiện những thay đổi cần phải thực hiện thì ai sẽ làm? Và nếu chúng ta không làm bây giờ thì khi nào? Khi đại dịch tiếp theo ập đến, chúng ta phải sẵn sàng ứng phó một cách dứt khoát, tập thể và công bằng".

"Để tăng cường hợp tác quốc tế, cần chuyển từ cam kết rằng chúng ta không quay trở lại chu kỳ hoảng loạn và thờ ơ cũ, khiến thế giới chúng ta dễ bị tổn thương, tiến tới cam kết chung để đối phó với các mối đe dọa bằng phản ứng chung" - ông Tedros cho biết.

Cuộc họp của Đại hội đồng Y tế Thế giới thường niên kéo dài 10 ngày đang diễn ra tại Geneva, Thụy Sĩ, trùng với lễ kỉ niệm 75 năm thành lập của WHO, cơ quan được thiết lập để giải quyết các thách thức về sức khỏe toàn cầu, bao gồm cả các đại dịch trong tương lai. 

194 các quốc gia thành viên của WHO hiện đang soạn thảo một hiệp ước về đại dịch sẽ được thông qua trong cuộc họp vào năm tới.

"Cam kết của thế hệ này là rất quan trọng, bởi chính thế hệ này đã trải nghiệm mức độ khủng khiếp của một loại virus nhỏ bé trở thành đại dịch toàn cầu" - ông Tedros nói.

Cũng tại cuộc họp này, các quốc gia đã thông qua ngân sách 6,83 tỷ USD cho giai đoạn 2024 - 2025, một quyết định mang tính "thử nghiệm" các cam kết quốc gia trong việc khắc phục mô hình tài trợ của WHO, vốn được coi là quá nhỏ và còn phụ thuộc nhiều vào nguồn trợ cấp không ổn định của các nhà tài trợ.

Ngân sách bao gồm việc tăng 20% phí bắt buộc của các quốc gia thành viên theo thỏa thuận sơ bộ đạt được vào năm ngoái để đổi lấy cam kết cải cách bao gồm các chính sách về ngân sách, quản trị và tài chính.

 
Hiệp Nguyễn (Theo Reuters)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn