WHO khuyến cáo không dùng chất làm ngọt nhân tạo để làm giảm cân

Dùng chất làm ngọt nhân tạo trong thời gian dài có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe

Ham chất tạo ngọt nhân tạo dễ bị béo phì, bệnh tim

5 loại đường thay thế tốt cho người bệnh đái tháo đường

Biến đổi khí hậu ảnh hưởng thế nào đến ngành sản xuất rượu vang ở New Zealand?

Top 13 loại quả chứa ít carbs nhất

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chất làm ngọt nhân tạo hay chất thay thế đường không giúp bạn giảm mỡ cơ thể mà còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2, bệnh tim mạch, thậm chí tử vong sớm nếu sử dụng trong thời gian dài. WHO lưu ý, mọi người nên giảm hoàn toàn đồ ngọt trong chế độ ăn uống, thay vì sử dụng chất làm ngọt nhân tạo.

Tiến sỹ Francesco Branca, Giám đốc về dinh dưỡng và an toàn thực phẩm của WHO, cho biết mọi người cần xem xét những cách khác nhau để giảm lượng đường tự do, chẳng hạn như ăn thực phẩm có đường tự nhiên như trái cây hoặc sử dụng thực phẩm và đồ uống không đường.

 

"Chất làm ngọt nhân tạo không có giá trị dinh dưỡng. Vì vậy, mọi người nên giảm hoàn toàn độ ngọt trong chế độ ăn uống, bắt đầu ngay từ khi còn nhỏ để cải thiện sức khỏe của mình", tiến sỹ Francesco Branca nói thêm.

Theo WHO, khuyến cáo này áp dụng cho tất cả mọi người, trừ những người mắc bệnh đái tháo đường. Khuyến cáo được đưa ra nhằm vào các gói chất làm ngọt riêng lẻ mà mọi người thường thêm vào cà phê buổi sáng và nhiều loại chất thay thế đường các công ty thực phẩm đang thêm vào đồ uống và thực phẩm chế biến sẵn bao gồm bánh mỳ, ngũ cốc, sữa chua...

Các chất làm ngọt nhân tạo phổ biến nhất hiện nay bao gồm acesulfame K, aspartame, advantame, cyclamate, neotame, saccharin, sucralose và stevia.

Tuy nhiên, trong một tuyên bố của Hội đồng kiểm soát calo (Calorie Control Council), Hiệp hội đại diện cho ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống có hàm lượng calo thấp, khẳng định rằng những chất làm ngọt nhân tạo này vẫn an toàn để sử dụng. Các chất làm ngọt có hàm lượng calo thấp và không chứa calo đã được chứng minh là giúp kiểm soát cân nặng, tăng cường sức khỏe răng miệng và giúp cắt giảm lượng calo và đường hấp thụ. Trong tuyến bố cho rằng, khuyến cáo của WHO không cung cấp "bức tranh toàn cảnh" về hiệu quả cũng như tác động tiêu cực của các chất làm ngọt nhân tạo đối với sức khỏe cộng đồng.

Thế nhưng một nghiên cứu cho thấy rằng chất thay thế đường gây ra những thay đổi về cả chức năng và thành phần của hệ vi sinh vật đường ruột, quần thể vi khuẩn, virus và nấm sống trong ruột. Một nghiên cứu khác lớn hơn khác được công bố trên Tạp chí Y học Vương quốc Anh (BMJ) phát hiện việc hấp thụ nhiều chất làm ngọt nhân tạo có thể tăng nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch như đột quỵ và bệnh mạch vành.

Vì vậy, WHO cho rằng khuyến cáo của họ là hoàn toàn có cơ sở. Tuy nhiên, khuyến cáo này không áp dụng cho chất làm ngọt nhân tạo có trong các sản phẩm như kem đánh răng, kem bôi da hoặc thuốc.

Lê Tuyết (Theo Washington Post)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp