WHO đưa ra chiến lược mới nhằm kiểm soát COVID-19 dài hạn

Chiến lược mới của WHO chuyển từ phản ứng khẩn cấp sang kiểm soát COVID-19 về lâu về dài

Trung Quốc nới lỏng quy định phòng dịch COVID-19 với người nhập cảnh

Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo diễn biến khó lường của COVID-19

Làn sóng COVID-19 mới đang lan ra nhiều nước Châu Á

COVID-19 bất ngờ tăng trở lại, Bộ Y tế ra công văn khẩn

Ngày 3/5 vừa qua, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra chiến lược toàn cầu về việc chuẩn bị, sẵn sàng và phản ứng với dịch COVID-19 trong 2 năm từ 2023 - 2025. Đây là chiến lược thứ 4 được WHO đưa ra nhằm đối phó với dịch COVID-19.

Theo đó, trong vòng 2 năm tiếp theo, WHO sẽ hướng dẫn các quốc gia cách quản lý dịch COVID-19 trong quá trình chuyển đổi từ giai đoạn khẩn cấp sang phản ứng về lâu dài. Các chuyên gia đánh giá chúng ta đang ở vị thế tốt hơn nhiều trong cuộc chiến chống COVID-19, nhưng virus vẫn sẽ còn tồn tại mãi. Do đó, các quốc gia cần biết cách quản lý bệnh, cũng giống như quản lý các bệnh lây nhiễm khác.

Trước hết, WHO nhấn mạnh các quốc gia cần tiếp tục giải quyết các yếu tố chính đang thúc đẩy lây truyền, khiến tác động của SARS-CoV-2 trầm trọng hơn. Đây là một yếu tố quan trọng để giảm nguy cơ xuất hiện các biến thể SARS-CoV-2 nguy hiểm, cũng như ngăn COVID-19 gây ra các tác động trực tiếp và gián tiếp tới sức khỏe của con người.

Yếu tố thúc đẩy lây truyền Yếu tố khiến tác động của SARS-CoV-2 trầm trọng hơn
Virus tiến hóa, dẫn tới các biến thể với tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ hơn, tăng nguy cơ thoát khỏi miễn dịch. Mức độ bao phủ vaccine (cả mũi cơ bản và mũi tăng cường) thấp, đặc biệt ở các nước thu nhập thấp.
Giảm khả năng miễn dịch do không được tiếp cận với vaccine, trì hoãn tiêm vaccine, không tiêm đủ liều vaccine và/hoặc suy giảm kháng thể theo thời gian. Suy giảm kháng thể theo thời gian, hay hiệu lực của vaccine giảm theo thời gian.
Bỏ các biện pháp phòng ngừa trong cộng đồng. Không có khả năng tiếp cận với thuốc, các trang thiết bị y tế, các biện pháp điều trị khác.
Không có khả năng điều chỉnh, mở rộng can thiệp khi cần. Không được chẩn đoán, chẩn đoán muộn hoặc trì hoãn điều trị.
Thông tin sai lệch về hiệu quả của các biện pháp phòng ngừa cộng đồng, việc điều trị hay hiệu quả của vaccine. Sự xuất hiện của các biến thể mới khó chẩn đoán và/hoặc có thể làm giảm hiệu quả của các biện pháp điều trị.
  Chăm sóc hậu COVID-19 kém.
  Không đủ nguồn lực, cơ sở hạ tầng… trong quá trình số ca COVID-19 tăng cao, đặc biệt là trong bối cảnh các bệnh truyền nhiễm khác (như cúm, virus hợp bào hô hấp (RSV)… cũng đang bùng phát).

Chuẩn bị, phản ứng và phục hồi sức khỏe: Từ 10 trụ cột chính rút xuống còn 5

5 mục chính trong chuẩn bị, phản ứng và phục hồi sức khỏe Các trụ cột tương ứng
Phối hợp khẩn cấp Trụ cột 1. Phối hợp, lập kế hoạch, sẵn sàng tài chính và giám sát.
Hợp tác giám sát

- Trụ cột 3. Giám sát, điều tra dịch tễ học, theo dõi/giữ liên hệ, điều chỉnh các biện pháp xã hội và sức khỏe cộng đồng.

- Trụ cột 5. Sẵn sàng các phòng thí nghiệm và chẩn đoán.

Bảo vệ cộng đồng

- Trụ cột 2. Truyền thông, đảm bảo sự tham gia của cộng đồng.

- Trụ cột 4. Chú trọng hơn ở các điểm nhập cảnh, chú trọng hơn tới du lịch, giao thông quốc tế, những nơi tụ tập đông người, di chuyển dân cư…

- Trụ cột 10. Nghiên cứu vaccine, có chính sách và chiến lược phân bố vaccine.

Chăm sóc an toàn

- Trụ cột 6. Phòng ngừa và kiểm soát nhiễm trùng, bảo vệ lực lượng cán bộ y tế.

- Trụ cột 7. Quản lý từng trường hợp bệnh, có biện pháp điều trị phù hợp.

- Trụ cột 9. Tăng cường các dịch vụ và hệ thống y tế thiết yếu.

Có thể tiếp cận với các biện pháp đối phó

- Trụ cột 8. Hỗ trợ hoạt động và công tác hậu cần.

- Trụ cột 10. Nghiên cứu vaccine, có chính sách và chiến lược phân bố vaccine.

COVID-19 đã thay đổi cách chúng ta sống, làm việc và giao tiếp xã hội. Mọi người trên Trái đất dù ít nhiều đều đã bị ảnh hưởng bởi đại dịch này. Với chiến lược mới nhằm kiểm soát COVID-19 dài hạn, WHO hy vọng các quốc gia thành viên có thể cùng hợp tác để giảm tác động của COVID-19, trong khi chúng ta phải tiếp tục học cách sống chung với virus này.

Cùng nhau, chúng ta có thể chấm dứt tình trạng khẩn cấp toàn cầu của COVID-19, hướng tới việc chấm dứt đại dịch trong tương lai!

 
Vi Bùi (Theo WHO)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh lây nhiễm