Những người tị nạn ngồi trong khoang máy bay quân sự để sơ tán khỏi cuộc xung đột ở Sudan sang Kenya - Ảnh: Reuter.
Thảm họa động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria
Nguy cơ xảy ra thảm họa từ đất nước "Không vaccine COVID-19"
Indonesia đang bên bờ vực của "thảm họa COVID-19" vì biến thể Delta
Biến thể COVID-19 gây nên "thảm họa" ở Ấn Độ nguy hiểm thế nào?
Theo CBS News, Nima Saeed Abid, đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Sudan ngày 25/4 cho biết, một phe trong xung đột đã kiểm soát phòng thí nghiệm y tế trung tâm ở thủ đô Khartoum, đuổi toàn bộ kỹ thuật viên và "dùng nơi này như một căn cứ quân sự".
Ông Nima Saeed Abid không nêu cụ thể là bên nào đang kiểm soát phòng thí nghiệm, nhưng cảnh báo diễn biến trên tạo ra "nguy cơ sinh học khổng lồ" bởi phòng thí nghiệm có lưu trữ các chủng vi khuẩn, virus gây hàng loạt bệnh nguy hiểm, trong đó có bại liệt, sởi và tả, để phục vụ mục đích nghiên cứu.
Nguồn điện tại đây cũng bị cắt, đồng nghĩa "không thể bảo quản đúng cách các mẫu sinh học này", đại diện WHO nói. Ngoài ra, các bịch máu dự trữ, vốn đang cạn kiệt, được lưu trữ tại cơ sở cũng có nguy cơ bị hỏng.
Xung đột nổ ra giữa lực lượng vũ trang Sudan và nhóm bán quân sự của Lực lượng Phản ứng Nhanh (RSF) từ ngày 15/4, đã biến khu dân cư thành chiến trường. Ít nhất 459 người tử vong và 4.072 người bị thương, theo số liệu mới nhất của WHO.
Các cuộc đụng độ đã làm tê liệt nhiều bệnh viện và các dịch vụ thiết yếu khác, đồng thời khiến nhiều người mắc kẹt trong nhà với nguồn cung cấp thực phẩm và nước uống ngày càng cạn kiệt.
"Ngoài số người chết và bị thương do chính cuộc xung đột gây ra, WHO dự đoán sẽ có thêm nhiều người chết do dịch bệnh bùng phát, thiếu thực phẩm và nước uống cũng như do gián đoạn các dịch vụ y tế thiết yếu, bao gồm cả tiêm chủng", Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết.
"WHO ước tính rằng 1/4 số người thiệt mạng cho đến nay có thể được cứu khi tiếp cận với các biện pháp kiểm soát xuất huyết cơ bản. Nhưng các nhân viên y tế, y tá và bác sỹ không thể tiếp cận những người dân bị thương và người dân cũng không thể tiếp cận các dịch vụ." - ông Tedros nói thêm, theo Reuters.
Cơ quan y tế của Liên Hợp Quốc đang tiến hành đánh giá rủi ro để xác định xem liệu việc một phe xung đột kiểm soát phòng thí nghiệm ở Khartoum chứa mầm bệnh có gây rủi ro cho sức khỏe cộng đồng hay không.
"Khi các nhân viên phòng thí nghiệm buộc phải rời khỏi phòng thí nghiệm và những người không được đào tạo vào phòng thí nghiệm đó, luôn có rủi ro, nhưng rủi ro chủ yếu đối với những cá nhân đó trước hết là vô tình tiếp xúc với mầm bệnh", Mike Ryan, người đứng đầu bộ phận y tế khẩn cấp của WHO cho biết.
Sau 10 ngày giao tranh, tình hình đã phần nào hạ nhiệt sau khi 2 phe đồng ý thỏa thuận ngừng bắn trong 72 giờ từ ngày 25/4 vì lý do nhân đạo. Thỏa thuận do Mỹ và Arab Saudi làm trung gian. Hàng loạt quốc gia đã sơ tán nhân viên ngoại giao và công dân nước họ khỏi Sudan.
Jens Laerke, phát ngôn viên của cơ quan nhân đạo Liên Hợp Quốc, cho biết cuộc giao tranh đã dẫn đến "tình trạng thiếu lương thực, nước, thuốc men và nhiên liệu trầm trọng, đồng thời hạn chế thông tin liên lạc và điện."
Ước tính khoảng 15,8 triệu người ở Sudan (1/3 dân số), đã cần viện trợ nhân đạo trước khi cuộc xung đột nổ ra. "Người dân Sudan, vốn đã bị ảnh hưởng sâu sắc bởi các nhu cầu nhân đạo, đang đứng "bên bờ vực thẳm" - Jens Laerke nói. Cơ quan về người tị nạn của Liên Hợp Quốc ước tính hàng trăm nghìn người dân Sudan có thể sẽ tháo chạy sang các nước láng giềng.
Ông Patrick Youssef, Giám đốc khu vực châu Phi của Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế (ICRC), kêu gọi các quốc gia khác tiếp tục gây áp lực lên Sudan để tìm ra "giải pháp lâu dài", ngay cả sau khi người nước ngoài đã được sơ tán.
Sudan nằm ở khu vực Đông Bắc Châu Phi, giáp với Biển Đỏ, có dân số gần 48 triệu người. Đây là vùng đất giàu tài nguyên thiên nhiên nằm giữa khu vực Hạ Sahara và Trung Đông, nhưng các cuộc xung đột liên miên khiến Sudan không thể phát triển về kinh tế.
Bình luận của bạn