WHO: Găng tay không thể thay thế việc vệ sinh tay đúng cách

Dùng găng tay thay thế cho việc vệ sinh tay là quan niệm sai lầm

4 cách cải thiện bướu nhân tuyến giáp dưới 40mm

Dùng quế cần thận trọng tương tác với thuốc điều trị

Người bệnh tim có thể đặt tối đa bao nhiêu stent?

3 bài tập đơn giản giúp tăng cường sức khỏe tim mạch

Vệ sinh tay là một trong những biện pháp đơn giản, tiết kiệm và hiệu quả nhất để ngăn ngừa lây nhiễm trong cơ sở y tế, đồng thời cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế chất lượng cao, sạch sẽ và an toàn. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, nhiều nhân viên y tế vẫn sử dụng găng tay một cách bừa bãi, không thay đúng thời điểm hoặc thậm chí đeo suốt trong quá trình điều trị cho nhiều bệnh nhân, tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm chéo.

Tiến sĩ Bruce Aylward, Trợ lý Tổng Giám đốc phụ trách lĩnh vực chăm sóc sức khỏe toàn dân và các giai đoạn cuộc đời của WHO nhấn mạnh:

“Găng tay y tế có thể giúp giảm nguy cơ lây nhiễm, nhưng không bao giờ thay thế cho việc vệ sinh tay. Chúng ta cần hành động nghiêm túc hơn để cải thiện việc vệ sinh tay trong các cơ sở y tế nhằm bảo vệ bệnh nhân và đội ngũ chăm sóc sức khỏe.”

Rác thải y tế tăng cao vì lạm dụng găng tay

Theo ước tính của WHO, mỗi 1 USD (khoảng 24.000 đồng) đầu tư vào vệ sinh tay có thể mang lại tới 24,6 USD (khoảng 600.000 đồng) lợi ích kinh tế. Mặc dù vậy, hiện vẫn có khoảng 40% cơ sở y tế trên toàn cầu chưa có điểm rửa tay cơ bản ngay tại nơi chăm sóc, khiến 3,4 tỷ người phải đối mặt với nguy cơ cao về nhiễm khuẩn.

Trong khi đó, găng tay lại đang bị sử dụng quá mức hoặc sai cách. Điều này không chỉ làm suy yếu hiệu quả các biện pháp kiểm soát lây nhiễm, mà còn kéo theo hệ lụy về môi trường và chi phí xử lý rác thải y tế.

Gánh nặng rác thải y tế từ việc lạm dụng găng tay

Gánh nặng rác thải y tế từ việc lạm dụng găng tay

Ước tính, mỗi bệnh viện đại học tại các nước phát triển thải ra trung bình khoảng 1.634 tấn rác thải y tế mỗi năm – tương đương hơn 360 con voi châu Phi về khối lượng.

Phần lớn trong số đó là găng tay đã sử dụng. Do được xếp vào loại rác thải lây nhiễm, găng tay phải được xử lý bằng nhiệt độ cao hoặc công nghệ đặc biệt, gây áp lực lớn lên hệ thống quản lý chất thải vốn đã quá tải. Đáng chú ý, lượng chất thải này hoàn toàn có thể giảm đáng kể nếu găng tay được sử dụng đúng cách và vệ sinh tay được thực hiện nghiêm túc.

Ngoài ra, việc đeo găng tay liên tục và không thay đổi khi chuyển từ bệnh nhân này sang bệnh nhân khác, hoặc thực hiện nhiều thủ thuật cho cùng một bệnh nhân, khiến găng tay trở nên nhiễm bẩn như tay trần, thậm chí làm tăng nguy cơ lây lan vi khuẩn.

WHO đề xuất các hành động cụ thể

5 thời điểm nhân viên y tế cần vệ sinh tay theo khuyến cáo của WHO

5 thời điểm nhân viên y tế cần vệ sinh tay theo khuyến cáo của WHO

Trước thực trạng trên, WHO kêu gọi chính phủ các quốc gia, ngành y tế và các cơ sở chăm sóc sức khỏe cần khẩn trương thực hiện những biện pháp sau:

- Đưa tiêu chí tuân thủ vệ sinh tay trở thành chỉ số đánh giá hiệu quả hệ thống y tế quốc gia từ năm 2026. Điều này phù hợp với Khung hành động toàn cầu và hệ thống giám sát về phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn (Infection Prevention and Control – IPC) giai đoạn 2024–2030.

- Đồng bộ hóa các nỗ lực cấp quốc gia với “Hướng dẫn vệ sinh tay trong chăm sóc y tế” do WHO ban hành.

- Tổ chức đào tạo cho nhân viên y tế về cách sử dụng găng tay đúng cách, kết hợp thực hành 5 thời điểm cần vệ sinh tay theo khuyến cáo của WHO (gọi là “5 moments for hand hygiene”).

- Tăng cường cung cấp đầy đủ găng tay chất lượng và trang thiết bị rửa tay ngay tại điểm chăm sóc, đồng thời giảm tối đa việc sử dụng găng tay không cần thiết nhằm cắt giảm lượng rác thải y tế.

 
Đào Dung (Theo WHO)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin