Cách xử trí khi gặp người bị đột quỵ

Khi gặp người bị đột quỵ, cần gọi ngay cấp cứu 115

Bị suy tim độ 2, hay tức ngực khó thở trị thế nào?

Ngăn chặn chứng đầy hơi bằng cách nào?

1/3 số người bị trầm cảm là do viêm

Tăng huyết áp rất dễ dẫn đến đột quỵ

Để giảm thiểu di chứng cho người bị đột quỵ, ngoài việc đưa bệnh nhân đi cấp cứu đúng chuyên khoa nội thần kinh, việc phát hiện và xử trí nhanh, đúng cách cũng rất quan trọng.

Một số dấu hiệu phát hiện sớm đột quỵ

- Người bệnh cảm thấy tê, yếu, liệt mặt, tay và chân, thường bị ở một bên của cơ thể.

- Rối loạn thị giác: Tối mắt, mờ mắt, nhìn đôi, mù mắt.

- Rối loạn nhận thức, lú lẫn.

- Khó khăn trong giao tiếp: Nói khó, nói ngọng.

- Di chuyển khó khăn: Đi không vững, chóng mặt, mất thăng bằng.

- Đau đầu dữ dội.   

Cách xử trí khi gặp người bị đột quỵ 

Khi gặp người bị đột quỵ, cần gọi ngay cho cấp cứu 115. Ngoài ra, nên:

- Đỡ người bệnh để không bị té ngã hay chấn thương.

- Để người bệnh nằm xuống chỗ thông thoáng, giữ nằm yên, đầu nâng cao 30 độ.

- Nới rộng quần áo, theo dõi sắc mặt và nhịp thở, quan sát xem người bệnh tỉnh hay hôn mê. 

- Trấn an bệnh nhân, nhắc họ hít sâu và thở chậm. 

- Nếu bệnh nhân ói mửa, cần để đầu nghiêng sang một bên, móc hết đàm nhớt cho bệnh nhân dễ thở. 

- Bệnh nhân co giật cần để nằm nghiêng, đề phòng họ cắn vào lưỡi bằng cách dùng khăn vải quấn quanh chiếc đũa hay cán thìa, đặt giữa hai hàm răng của bệnh nhân.  

- Nếu người bệnh bị hôn mê, ngừng thở phải tiến hành hô hấp nhân tạo.  

- Chú ý: không cạo gió, không xoa bóp, không cho bệnh nhân ăn uống, không làm lễ, cúng vái, không tự ý cho bệnh nhân dùng bất kỳ loại thuốc nào. 

Điều trị dự phòng đột quỵ

Nếu hạn chế được các nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp giảm 80% nguy cơ đột quỵ. Do đó, những người có nguy cơ đột quỵ như đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh lý tim mạch... cần tích cực điều trị. Ngoài ra, cần thay đổi lối sống, áp dụng chế độ ăn kiêng, tăng cường hoạt động thể lực để làm giảm nguy cơ bị xơ vữa động mạch và đột quỵ não. Cần làm những công việc nhẹ nhàng, vừa sức, tránh căng thẳng. Bên cạnh đó, những người nằm trong nhóm đối tượng kể trên cũng nên sử dụng các loại thực phẩm chức năng chứa nattokinase – một enzyme giúp làm tan cục máu đông (nguyên nhân dẫn đến đột quỵ não), để giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị đột quỵ cùng các di chứng liệt, méo miệng, nói ngọng...

Hoài Thương H+

Thực phẩm chức năng Nattospes – Hỗ trợ điều trị và phòng ngừa tai biến mạch máu não (đột quỵ)
Hiện nay, các sản phẩm là thực phẩm chức năng có nguồn gốc tự nhiên đang được ứng dụng trong việc hỗ trợ phòng và cải thiện tình trạng tai biến mạch máu não. Sản phẩm này đã được nghiên cứu tác dụng hỗ trợ điều trị trên bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não trong giai đoạn cấp.
Nattospes với thành phần là nattokinase có tác dụng phòng ngừa, phá được các cục máu đông, tăng tuần hoàn và lưu thông máu; Hỗ trợ điều trị, phòng ngừa tai biến mạch máu não (đột quỵ) và các di chứng của nó; Các bệnh lý liên quan tới cục máu đông: Viêm tác động, tĩnh mạch, biến chứng của bệnh tiểu đường, bệnh mạch vành, đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy giảm trí nhớ ở người già; Hỗ trợ ổn định huyết áp.
Cách dùng: Phòng bệnh và tăng cường sức khỏe: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 – 2 viên; Hỗ trợ điều trị: Ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 2 viên; Nên uống trước bữa ăn 30 phút hoặc sau khi ăn 1 giờ.
XNQC: 481/2015/XNQC-ATTP
**sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
*Thông tin về sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch