Những dấu hiệu đột quỵ không thể bỏ qua

Những dấu hiệu đột quỵ có thể bị nhầm với một số bệnh lý khác

8 hiểu lầm “chết người” về đột quỵ

Giải mã bí ẩn khi say rượu bị đỏ mặt, phát ban

Mặc quần áo cho trẻ mùa Đông: Chưa hẳn nhiều đã tốt

Béo phì tuổi trưởng thành tăng nguy cơ đau tim khi về già

Nhìn mờ

Theo một nghiên cứu, chỉ có khoảng 44% trong số 1.300 người Anh biết được mờ mắt là một trong những dấu hiệu của đột quỵ. Trên thực tế, đột quỵ có thể gây nên tình trạng nhìn mờ ở 2 mắt hoặc mất thị lực một bên mắt. Tuy nhiên, biểu hiện này không rõ ràng để người bên cạnh nhận ra so với các triệu chứng khác như yếu tay chân, tái mặt, không nói được.

Nhìn mờ có thể là dấu hiệu của đột quỵ

Khó nói hoặc nói nhịu

Người bị đột quỵ có thể gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp, nói khó hoặc không nói được, khó hiểu được lời nói của những người xung quanh.

Tay chân yếu

Một trong những dấu hiệu phổ biến của người đang trong cơn đột quỵ là cánh tay hoặc chân yếu dần đi và bị tê liệt. Các chi bị liệt nằm ở phía đối diện vùng não bị đột quỵ. Nếu gặp người có biểu hiện như vậy, bạn có thể kiểm tra bằng cách giang rộng hai cánh tay họ trong 10 giây, nếu một cánh tay buông thõng xuống thì chứng tỏ người đó đã bị yếu cơ và đây chính là dấu hiệu xuất hiện cơn đột quỵ.

Chóng mặt hoặc mất thăng bằng 

Theo bác sỹ Seemant Chaturvedi - Giáo sư y khoa của Đại học Wayne State University ở Detroit, Michigan (Mỹ), triệu chứng chóng mặt đột ngột là do hội chứng virus, có thể là dấu hiệu của một cơn đột quỵ, nhưng nó rất dễ nhầm lẫn và khó phân biệt trong nhiều trường hợp.

Đau

Đau là triệu chứng rất dễ nhầm với nhiều loại bệnh. Nhưng nếu bạn thấy đau đột ngột ở cánh tay, một chân, một bên mặt hay một bên ngực, đừng chủ quan bỏ qua chúng. Theo nghiên cứu, phụ nữ có những triệu chứng đột quỵ bất thường hơn nam giới mà phổ biến nhất là dấu hiệu đau.

Nhức đầu dữ dội

Cơn đau đầu dữ dội và đột ngột có thể là triệu chứng nặng nhất và rất phổ biến ở những người bị đột quỵ. Theo một nghiên cứu được thực hiện trên 588 người bệnh, những người từng có triệu chứng đau đầu khi bị đột quỵ thường là những người trẻ tuổi và có tiền sử đau nửa đầu.

Nhức đầu dữ dội là dấu hiệu của đột quỵ

Tái mặt, trông ủ rũ

Một trong những dấu hiệu của đột quỵ là khuôn mặt tự nhiên mệt mỏi, da nhợt nhạt. Các nhân viên y tế có thể sẽ yêu cầu bệnh nhân mỉm cười, nếu da chùng xuống, mặt yếu dần, họ có thể đang ở trong cơn đột quỵ.

Thay đổi trạng thái và mệt mỏi

Thiếu máu cục bộ trong não gây nên mệt mỏi tinh thần, nhưng đây là dấu hiệu có sự chênh lệch giữa nam và nữ. Theo đó, khoảng 23,2% phụ nữ cảm thấy mệt mỏi khi bị đột quỵ và 15,2% đàn ông có triệu chứng này.

Khó thở hay tim đập nhanh 

Khó thở hoặc tim đập nhanh là một trong những dấu hiệu rất dễ nhầm với những bệnh khác. Ở người bị đột quỵ, tim thường đập rất nhanh và loạn nhịp. Triệu chứng này thường xảy ra ở nữ giới nhiều hơn nam giới.

Nếu thấy những dấu hiệu trên, người bệnh nên tới khám tại các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

Để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị đột quỵ, người bệnh có thể lưu tâm đến việc sử dụng thực phẩm chức năng có chứa enzyme nattokinase. Đây là loại enzyme được chiết xuất từ đậu tương lên men theo phương thức truyền thống của Nhật Bản, đã được các chuyên gia y sinh học của nhiều quốc gia trên thế giới nghiên cứu, thử nghiệm và khẳng định có tác dụng ngăn ngừa, phá tan cục máu đông hiệu quả. Tại Việt Nam hiện nay, các sản phẩm loại này khá nhiều, do vậy mọi người nên lựa chọn sản phẩm đã có nghiên cứu lâm sàng tại những cơ sở y tế uy tín.

Hoài Thương H+

Thực phẩm chức năng Nattospes – Hỗ trợ điều trị và phòng ngừa tai biến mạch máu não (đột quỵ)
Hiện nay, các sản phẩm là thực phẩm chức năng có nguồn gốc tự nhiên đang được ứng dụng trong việc hỗ trợ phòng và cải thiện tình trạng tai biến mạch máu não. Sản phẩm này đã được nghiên cứu tác dụng hỗ trợ điều trị trên bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não trong giai đoạn cấp.
Nattospes (thành phần: nattokinase) có tác dụng phòng ngừa, phá được các cục máu đông, tăng tuần hoàn và lưu thông máu; hỗ trợ điều trị, phòng ngừa tai biến mạch máu não (đột quỵ) và các di chứng của nó; các bệnh lý liên quan tới cục máu đông: viêm tác động, tĩnh mạch, biến chứng của bệnh tiểu đường, bệnh mạch vành, đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy giảm trí nhớ ở người già; hỗ trợ ổn định huyết áp.
Cách dùng: Phòng bệnh và tăng cường sức khỏe: ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 – 2 viên; Hỗ trợ điều trị: ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 2 viên; nên uống trước bữa ăn 30 phút hoặc sau khi ăn 1 giờ.
XNQC: 481/2015/XNQC-ATTP
**sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
*Thông tin về sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch