Đã có những bệnh nhân bị ung thư được chữa khỏi bệnh nhờ phương pháp cấy tế bào gốc. Ảnh: TNO
Sao lại chỉ… Thanh Hóa?
Điểm tin 22/1: Tổng rà soát hồ sơ cán bộ y tế Thanh Hóa
Y tế 2015: Đặt giảm tải, nâng chất lượng dịch vụ y tế lên hàng đầu
Cần công khai, minh bạch trong quản lý trang thiết bị y tế
Bộ Y tế vào cuộc vụ 20 nhân viên y tế dùng bằng giả
Nhiều thành tựu nổi bật
Năm 2014, ngành y tế hoàn thành 2 chỉ tiêu Quốc hội giao là đạt 23 giường bệnh/10.000 dân và chỉ tiêu giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng xuống dưới 15%, đồng thời đạt 16/18 chỉ tiêu Chính phủ giao.
Điển hình, nhiều kỹ thuật mới đã được áp dụng thành công và trở thành thường quy; Đã có một số kỹ thuật chuyên sâu đạt ngang tầm các nước trong khu vực như kỹ thuật ghép tạng, kỹ thuật mổ nội soi, ứng dụng rô bốt trong phẫu thuật, thụ tinh trong ống nghiệm... Đặc biệt trong năm 2014, kỹ thuật cấy ghép tế bào gốc đã trở thành 1 trong 10 sự kiện nổi bật trong năm, đánh dấu sự phát triển về khoa học và kỹ thuật trong ngành y tế Việt Nam.
Ngoài ra, hơn 2/3 bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế đã và đang thực hiện cam kết giảm quá tải, nằm ghép. 58% bệnh viện tuyến Trung ương, 47% bệnh viện tuyến tỉnh có xu hướng giảm số khoa nằm ghép…
Bộ Y tế đã làm được những việc bước đầu từ căn bản đến dài hơi như xây dựng các bệnh viện mới, triển khai bệnh viện vệ tinh, ứng dụng kỹ thuật mới, khám chữa bệnh từ xa, luân chuyển bác sỹ giữa các tuyến, phát triển mô hình bác sỹ gia đình, siết chặt đường dây nóng…
Theo đánh giá của Cơ quan phát triển Liên hợp quốc (UNDP), nước ta đứng vào hàng các nước có thành tựu nổi bật về y tế so với tổng sản phẩm quốc dân (GDP). Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, ngành y tế cũng đã và đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, ví dụ như còn có sự chênh lệch đáng kể về các chỉ số sức khỏe giữa các vùng miền, nhóm dân tộc.
Cần có những giải pháp
Hệ thống y tế tại Việt Nam cũng đang có một số thách thức đó là gia tăng các bệnh không lây nhiễm và các yếu tố nguy cơ, xu hướng già hóa dân số, các dịch bệnh mới nổi tái xuất hiện, các vấn đề sức khỏe liên quan đến biến đổi khí hậu.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại Hội nghị Trực tuyến do Bộ Y tế tổ chức. Ảnh: Moh
Về vấn đề đang được nhân dân rất quan tâm là BHYT, Phó Thủ tưởng Vũ Đức Đam cho rằng: “Phải phát huy làm sao để tiếng nói của nhân dân, của người bệnh đến được với y tế và đi đến quyết định cuối cùng là vì dân. Ngành y tế phải có cơ chế, minh bạch, công khai, dựa vào truyền thông, công nghệ thông tin để nhân dân đánh giá, góp ý. Điều cốt lõi nhất là phải làm rất đồng bộ từ quản lý BHYT, cơ chế tài chính. Đến năm 2016-2020, chúng ta tính đúng giá dịch vụ, tính đúng, tính đủ để làm cho mọi người dân đều có quyền được chăm sóc y tế tốt, chất lượng dịch vụ y tế phải được nâng lên chứ không phải mục tiêu giảm chi ngân sách”.
Theo TS Vũ Ngọc Hoàng – Uỷ viên TW Đảng, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo TW: “Hệ thống y tế thì cũng chưa được chuẩn bị tốt để đối phó với các vấn đề nêu trên. Chính sách tài chính y tế còn chậm đổi mới. Nhân lực y tế thiếu về số lượng ở tất cả các tuyến, hạn chế về số lượng, đặc biệt tại tuyến y tế cơ sở”.
Do đó, những đề xuất đặt ra cho ngành y tế hiện nay là: Cần đầu tư cải thiện cơ sở vật chất cho các đơn vị y tế dự phòng và y tế cơ sở; Đẩy mạnh xã hội hóa trong chăm sóc sức khỏe nhân dân trên cơ sở minh bạch, công khai, trung thực và chất lượng dịch vụ; Chăm sóc sức khỏe toàn dân dựa trên BHYT toàn dân với gói dịch vụ y tế cơ bản, giảm thiểu chi phí y tế từ tiền túi, đổi mới phương thức chi trả, xác định gói quyền lợi cơ bản và tăng cường ưu tiên đối với các nhóm yếu thế; Thu hút cán bộ và đào tạo nâng cao năng lực cán bộ công tác tại lĩnh vực y tế dự phòng và tuyến y tế cơ sở…
Bình luận của bạn