Trẻ bị rối loạn chuyển hóa đường cần nguồn dinh dưỡng đặc biệt
Cứu sống bé sơ sinh bị cường insulin bẩm sinh hiếm gặp
Béo phì không có nghĩa là rối loạn chuyển hoá!
Béo phì không có nghĩa là rối loạn chuyển hoá!
90% trẻ em rối loạn chuyển hóa bẩm sinh không được phát hiện sớm
Rối loạn chuyển hóa đường khiến đường huyết của trẻ hạ thấp trong thời gian dài gây suy hô hấp. Đây là nguyên nhân gây tử vong cao ở trẻ sơ sinh nếu không được phát hiện kịp thời. Rối loạn chuyển hóa đường là căn bệnh hiếm gặp có tỷ lệ mắc là 1/50.000 trẻ.
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng – Nguyên Trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai: “Rối loạn chuyển hóa đường ở trẻ sơ sinh còn có tên gọi khác là cường insulin bẩm sinh. Insulin là một trong các hormone duy nhất gây hạ đường máu tham gia vào quá trình chuyển hóa đường của cơ thể, nó có tác dụng điều chỉnh đường huyết, khi đường huyết tăng, insulin tiết ra để đưa đường huyết về bình thường, còn khi đường huyết thấp, cơ thể giảm tiết insulin để đường máu không thấp hơn nữa".
Trẻ bị rối loạn chuyển hóa đường cần được phát hiện sớm
Thông thường, nồng độ insulin và glucose máu tỷ lệ với nhau. Cụ thể, glucose máu tăng thì insulin máu cũng tăng và ngược lại. Tuy nhiên khi trẻ bị rối loạn chuyển hóa đường cơ thể sẽ tiết quá nhiều insulin mặc dù đường huyết trong cơ thể thấp, điều này khiến trẻ bị hạ đường huyết trầm trọng và kéo dài. Nếu không được xử lý đúng, kịp thời, những cơn hạ đường huyết kéo dài này sẽ làm tổn thương não vĩnh viễn không hồi phục, gây ra di chứng tâm thần kinh nặng và khiến trẻ bị tàn phế, thậm chí gây tử vong nhanh chóng.
Khi phát hiện trẻ bị rối loạn chuyển hóa đường, các bác sỹ sẽ cho trẻ dùng thuốc để hạn chế tình trạng cường insuline và truyền dịch glucose. Khi đường huyết của trẻ ổn định hơn thì trẻ sẽ được giảm dần dịch truyền. Dung dịch truyền có thể áp dụng là glucose 10%. Các bác sỹ sẽ liên tục theo dõi các chức năng sống của trẻ qua máy theo dõi tự động. Nếu như trẻ không đáp ứng với liệu pháp truyền glucose bác sỹ thể phải sử dụng thuốc chống co giật cho trẻ.
Khi trẻ không đáp ứng với các biện pháp điều trị, biện pháp phẫu thuật có thể là giải pháp cuối cùng áp dụng với trường hợp rối loạn chuyển hóa đường bẩm sinh. Khi đó, dù có thể cứu sống đứa trẻ, nhưng ngược lại, trẻ có bị bệnh đái tháo đường type 1 mãi mãi về sau.
Để phát hiện sớm trẻ sinh bị rối loạn chuyển hóa đường, thì cha mẹ cần chú ý đến những thay đổi của trẻ. Nếu trẻ sơ sinh có biểu hiện suy hô hấp, co giật sau sinh thì cần được xét nghiệm đường huyết thường quy.
Mới đây, ngày 18/12 một trẻ sơ sinh 3 ngày tuổi ở Vân Đình đã tử vong. Theo bác sỹ Nguyễn Văn Thường - Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn: "Nguyên nhân khiến bệnh nhi từ vong là do rối loạn chuyển hóa đường".
Trước đó sau sinh xong bé thở khò khè, các bác sỹ tại Bệnh viện Đa khoa Vân Đình đã hút đờm, rãi, nhỏ nước muối sinh lý, trẻ đỡ và đêm vẫn bú được bình thường. Đến 8h sáng hôm sau, cháu bú kém, tím quanh môi nên tiếp tục được hút đờm, rãi, thở oxy. Trẻ hồng hào trở lại.
Sau đó 4 tiếng, trẻ lại có biểu hiện tương tự, sau khi xử trí cháu lại đỡ. Cho đến 16h chiều cùng ngày, trẻ tiếp tục lặp lại các triệu chứng, được các bác sỹ hội chẩn, nghi viêm phổi do sặc sữa nên chuyển tiếp lên Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn cấp cứu. Điều trị tại Bệnh viện Xanh Pôn đến ngày 20/12, tình trạng cháu không cải thiện, gia đình xin đưa về, trẻ tử vong.
Bình luận của bạn