Đông trùng hạ thảo Việt Nam: Tự nuôi trồng để phòng trừ bệnh

Nuôi trồng Đông trùng hạ thảo

Trẻ biếng ăn có nên dùng đông trùng hạ thảo?

Đông Trùng Hạ Thảo nguyên con: Giá nào mới chuẩn?

Đông Trùng Hạ Thảo: Cơ hội phát triển dược liệu quý thuần Việt Nam

Việt Nam sản xuất được đông trùng hạ thảo giá 7 triệu đồng

Ai cũng biết, loại Đông trùng hạ thảo tốt nhất thế giới nằm ở Cao nguyên Thanh Tạng. Tuy nhiên, loại thảo dược quý này đang ngày càng hiếm bởi sự biến đổi khí hậu và kiểu khai thác tận diệt. Cũng chính vì thế, các nhà khoa học đã không ngần ngại nghiên cứu và nuôi trồng thành công thảo dược Đông trùng hạ thảo mà vẫn bảo tồn thành công các hoạt chất quý giá trong đó.

Sau Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản, Việt Nam, mà cụ thể là Viện sỹ Đái Duy Ban - Nguyên Giám đốc Trung tâm Hóa sinh Ứng dụng và Chủ tịch Hội Hóa sinh Y học Việt Nam, cùng các cộng sự đã trăn trở và quyết tâm tìm kiếm để phát hiện nhằm nghiên cứu và nuôi trồng thành công loại trùng thảo này. Kết quả tìm kiếm được công bố năm 2009 và loại trùng thảo này được đặt tên Isaria cerambycidae.

Health+ đã phỏng vấn Viện sỹ Đái Duy Ban về quá trình nghiên cứu, phát triển và những khó khăn trong việc ứng dụng nghiên cứu này trong thực tiễn.

Thưa Viện sỹ Đái Duy Ban, Việt Nam không phải là quốc gia có điều kiện khí hậu thuận lợi để Đông trùng hạ thảo phát triển. Vì sao ông và các cộng sự vẫn quyết tâm tìm kiếm, nghiên cứu và nuôi trồng loại dược thảo này?

Năm 2003, sau khi nghiên cứu kỹ càng điều kiện sinh trưởng của loài Đông dược này và nhận định rằng, Việt Nam có điều kiện để phát triển Đông trùng hạ thảo nên tôi cùng các cộng sự bắt tay vào tìm kiếm Đông trùng hạ thảo của Việt Nam. Nhóm nghiên cứu đã đi rất nhiều nơi, từ dãy Hoàng Liên Sơn tuyết phủ đến dãy Trường Sơn mây mù - những khu vực có độ cao lý tưởng cho Đông trùng hạ thảo Việt Nam phát triển. Thế nhưng, mãi đến năm 2009, nhóm nghiên cứu mới phát hiện được Đông trùng hạ thảo tự nhiên của Việt Nam. Loài trùng thảo này được đặt tên khoa học là Isaria Cerambycidae vì phát triển trên ấu trùng xén tóc thuộc họ Cerambycidae.

Viện sỹ Đái Duy Ban: Việt Nam có điều kiện để phát triển Đông trùng hạ thảo

Phát triển trên ấu trùng xén tóc?

Đúng vậy. Mẫu trùng thảo đầu tiên chúng tôi phát hiện được là trên ấu trùng xén tóc. Theo như nghiên cứu thì chu trình hình thành Đông trùng hạ thảo Việt Nam từ xén tóc tương tự như từ sâu bướm ở Trung Quốc.

Xén tóc đẻ trứng dưới đất, vào mùa hè và khoảng 14 - 15 ngày thì nở thành ấu trùng. Ấu trùng phát triển trong đất, dạng sâu không có chân, đầu màu nâu. Sau đó, ấu trùng biến thành nhộng ở trong kén. Nhộng trưởng thành có dạng ấu trùng cánh cứng, màu trắng vàng có đủ mắt, chân và mầm cánh để sau đó thành xén tóc. Khi trong lòng đất, một số ấu trùng xén tóc nhiễm nấm, vì đau nên chúng cố bò lên cách đất 2 - 3mm thì chết. Sau đó, nấm xâm chiếm toàn bộ ấu trùng. Xác ấu trùng nằm uốn mình, đầu mọc các cây nấm màu trắng, phần đuôi và đầu phình to. Đó là Đông trùng hạ thảo.

Chúng tôi đã phát hiện ra hai dạng Đông trùng hạ thảo mọc ở tiền nhộng và ở ấu trùng. Ở tiền nhộng, nhộng nằm uốn mình trong phòng nhộng, có các cây nấm mầu trắng mọc ở đầu và phần đuôi. Chiều dài của nấm đến 30mm và đầu phình to. Dạng mọc đuôi dài khoảng 10 - 15mm, đầu cũng phình to. Ở loại mọc ở ấu trùng trong đất có đa dạng hơn. Có dạng nấm mọc ở cả đầu lẫn đuôi như ở dạng nhộng. Có dạng chỉ mọc ở đầu, có dạng cây nấm dạng quả thể trông rất rõ các quả thể dạng như quả cam mọc ở nhánh của cây nấm (dạng tươi). Khi để khô sẽ không thấy các quả thể có ở ngọn.

Cordyceps là loại nấm phát triển thành Đông trùng hạ thảo trên ấu trùng sâu bướm ở Trung Quốc thuộc ngành Ascomycota, lớp Ascomycetes. Có tới 600 loài nấm khác nhau thuộc chủng này và có 21 loại có thành phần tương tự Cordyceps. Loại nấm Isaria mà chúng tôi tìm thấy nằm trong 21 loại ấy. Ngoài xén tóc thì ấu trùng của các loài ve sầu, châu chấu, chuồn chuồn… cũng có thể là vỏ bọc để loài nấm Đông trùng hạ thảo lợi dụng để sinh trưởng.

Vậy, các hoạt chất sinh học trong Đông trùng hạ thảo Việt Nam như thế nào, thưa ông?

Sau khi phát hiện Đông trùng hạ thảo trên ấu trùng xén tóc, chúng tôi đã tiến hành phân tích các acid amin bằng máy phân tích sắc ký acid amin và thấy rằng, có 17 acid amin trong loài trùng thảo này, trong đó nhiều acid amin mà con người cũng không tổng hợp được.

Các nghiên cứu cho thấy, chất lượng Đông trùng hạ thảo từ xén tóc Việt Nam không thua kém gì Đông trùng hạ thảo ở các nước khác. Trong Đông trùng hạ thảo Việt Nam chứa hàm lượng cao cordycepin, acid cordyceptic, adenosine, nội tiết tố steroid, nhóm hoạt chất HEAA (Hydroxy-Ethyl-Adenosine-Analogs)… có thể sử dụng để hỗ trợ điều trị ung thư, suy thận, phổi, gan, lão hóa, điều hòa đường huyết, phục hồi chức năng tình dục… Một điều đáng chú ý là acid amin ở sâu và nấm có hàm lượng tương tự như nhau. Điều này trái ngược với một số nhận xét hoạt tính sinh học chỉ có ở phần nấm.

Sau khi phát hiện, chúng tôi đã tiến hành nuôi cấy trùng thảo trong tự nhiên thành công, hy vọng trong tương lai không xa, nguồn dược liệu này sẽ phục vụ đủ nhu cầu của người dân trong nước.

Còn bây giờ, khó khăn mà chúng tôi đang phải đối mắt là sự chấp nhận của người tiêu dùng. Làm thế nào để người tiêu dùng Việt tin tưởng vào Đông trùng hạ thảo của Việt Nam vẫn đang được tìm lời giải.

Để có được thành công này, ông và các cộng sự đã phải mất gần 10 năm nghiên cứu và thử nghiệm. Vậy, khó khăn lớn nhất mà ông và các cộng sự gặp phải là gì?

Đầu tiên là sự mơ hồ trong quá trình tìm kiếm. Chúng tôi bắt đầu trong một niềm tin mông lung về một loại sinh vật nằm sâu dưới lòng đất. Cho đến trước khi tìm thấy, không ai dám khẳng định, loại sinh vật đó có tồn tại ở Việt Nam. Đến lúc tìm thấy rồi, khẳng định loài sinh vật đó có tồn tại và có thể phát triển ở Việt Nam rồi thì lại vướng vào một khó khăn khác. Đó là tài chính. Từ phát hiện được Đông trùng hạ thảo trong tự nhiên - số lượng không nhiều, đến việc nghiên cứu, nuôi cấy và nhân rộng trùng thảo là một chặng đường dài. Nếu không có sự quyết tâm của nhóm nghiên cứu, chắc chắn, nghiên cứu này vẫn chưa được đưa vào thực tiễn.

Vì sao vậy, thưa ông?

Điều đáng buồn là, lâu nay, người dân Việt Nam vẫn quen với “khái niệm” Đông trùng hạ thảo chỉ có ở Trung Quốc. Thế nên, dù họ có dùng được các sản phẩm Đông trùng hạ thảo được nuôi cấy nhân tạo ở Trung Quốc thì cũng vẫn tin tưởng rằng mình được dùng hàng tốt. Đây là quan điểm hoàn toàn sai lầm. Không chỉ chúng tôi mà các nghiên cứu của những nhà khoa học từ nhiều nước về loại trùng thảo thuần Việt này đều khẳng định: Đông trùng hạ thảo của Việt Nam không thua kém so với các quốc gia khác. Thế nhưng, để tìm được sự tin tưởng của người tiêu dùng và cộng đồng, không dễ chút nào.

Thế nhưng, đã nhiều người bệnh có phản hồi tích cực về Đông trùng hạ thảo của Việt Nam?

Không chỉ Việt Nam, Trung Quốc hay các quốc gia châu Á khác, các nước Phương Tây cũng nghiên cứu và sử dụng Đông trùng hạ thảo để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh lý mạn tính.

Trên lâm sàng, các nhà y học cổ truyền trong và ngoài nước, đã nghiên cứu dùng Đông trùng hạ thảo điều trị thành công khá nhiều chứng bệnh như rối loạn lipid máu, viêm phế quản mãn và hen phế quản, viêm thận mạn tính và suy thận, rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp, viêm mũi dị ứng, viêm gan B mạn tính, Ung thư phổi (có tác dụng hỗ trợ) và thiểu năng sinh dục…

Nhưng như ông đã chia sẻ, không chỉ người bệnh mà hiện nay cộng đồng vẫn còn những hoài nghi về chất lượng của Đông trùng hạ thảo của Việt Nam cũng như những sản phẩm sử dụng nguồn dược liệu quý này?

Đúng. Họ có những hoài nghi nhưng rồi khi nhận được kết quả tốt trong quá trình điều trị và phòng ngừa bệnh tật cùng Đông trùng hạ thảo, họ sẽ tin tưởng hơn vào những thành quả nghiên cứu của Việt Nam.

Cảm ơn những chia sẻ hữu ích của ông!

Hiện nay, Viện sỹ Đái Duy Ban cùng các cộng sự ở DAIBIO đã ứng dụng thành công dược liệu Đông trùng hạ thảo trong các sản phẩm TPCN nhằm hỗ trợ điều trị các bệnh mạn tính và đã được cộng đồng chấp nhận.

Tham khảo thêm thông tin về các sản phẩm từ Đông trùng hạ thảo Việt Nam trên website: http://www.daibio.com.vn
Thùy Chi H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Trò chuyện