Nghị định 15 được cho là cuộc cách mạng trong quản lý nhà nước, cởi trói cho doanh nghiệp trong công bố và kiểm nghiệm thực phẩm/thực phẩm chức năng
Miss Soi: Nghe nói, Nghị định 15 mới ban hành ngày 2/2/2018 thay thế NĐ 38/2012/NĐ-CP là một cuộc cách mạng trong quản lý nhà nước và là một món quà cho các doanh nghiệp. Theo anh, người dân liệu có thể an tâm hơn về an toàn thực phẩm không?
Mr Lách: Món quà cho doanh nghiệp thì đúng, nhưng cách mạng thì không. Cách mạng là khi có sự tham gia của toàn dân. Còn sự thay đổi lần này là ý chí của lãnh đạo cấp bộ và chính phủ. Luật An toàn thực phẩm chỉ quy định doanh nghiệp phải đăng ký bản công bố hợp quy. NĐ 38 trái với Luật An toàn thực phẩm chỉ là trái về câu chữ khi giấy phép lưu hành sản phẩm có hai tên gọi khác nhau: Giấy tiếp nhận công bố hợp quy và Giấy xác nhận phù hợp quy định ATTP. Như vậy, việc công bố phù hợp quy định ATTP là trái với luật và vì thế bị bãi bỏ.
Miss Soi: Thế tại sao, NĐ 15 lại có hai loại hình công bố: Tự công bố và Đăng ký bản công bố sản phẩm. Như vậy có trái với Luật ATTP không?
Mr Lách: Vẫn trái, tuy nhiên nó cởi trói cho doanh nghiệp thì cứ làm thôi!
Miss Soi: Sự cởi trói bao gồm những nội dung gì?
Mr Lách: Trước đây, doanh nghiệp phải công bố và được kiểm nghiệm cả về chất lượng, mức an toàn tối thiểu, nội dung ghi nhãn trước khi lưu hành và trước khi thông quan hàng nhập khẩu. Hàng nhập khẩu về cũng chỉ kiểm tra hồ sơ công bố, kiểm tra cảm quan và nếu có nghi ngờ mới kiểm nghiệm mẫu. Còn bây giờ, doanh nghiệp chỉ cần công bố như các nội dung ghi nhãn bắt buộc áp dụng và không cần công bố, kiểm nghiệm về chất lượng sản phẩm mà chỉ cần kiểm nghiệm, công bố các chỉ tiêu vệ sinh chỉ điểm an toàn thực phẩm là đủ. Khi nhập khẩu thì chỉ kiểm tra hồ sơ, bỏ luôn kiểm tra cảm quan luôn. Nếu hàng có bốc mùi, biến chất, quá hạn sử dụng,... thì vẫn có thể được xác nhận đạt yêu cầu nhập khẩu để thông quan luôn vì... chỉ kiểm tra hồ sơ.
Không kiểm nghiệm chất lượng thực phẩm/thực phẩm chức năng trước khi công bố có đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng?
Miss Soi: Quả là “cách mạng” thật, nhưng không kiểm nghiệm về chất lượng cả khi công bố và cả khi nhập khẩu thì hàng kém chất lượng ai quản? Nhiều thứ bị hút, bị lấy mất chất, chỉ còn xác thì có khác gì rác, dù có thể vẫn an toàn. Không bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh là kém chất lượng rồi, còn hàng thực phẩm mà không có chất lượng, giá trị dinh dưỡng thì khác gì ăn xác, ăn rác thực phẩm?
Mr Lách: Mất vệ sinh, nhưng chưa đến liều gây bệnh, vẫn có thể an toàn, chẳng hạn mọi thức ăn bày ra đến bàn ăn thì đều đã nhiễm khuẩn, nhiễm bụi rồi, nhưng có ai bị ngộ độc đâu? Tuy nhiên thực phẩm mất chất lượng thì tiền mất, tật mang. Vụ sữa bẩn chứa melamin 2008 là một ví dụ về hàng kém chất lượng về dinh dưỡng nhưng vẫn an toàn. Trẻ con ăn vào, lâu ngày chỉ bị suy dinh dưỡng thôi.
Miss Soi: Giả sử em nhập hàng thực phẩm quá đát hoặc kém chất lượng và chỉ cần đạt tiêu chuẩn vệ sinh khi kiểm nghiệm mẫu công bố vẫn dễ dàng được thông quan phải không?
Mr Lách: Đúng. Nhưng nếu không may bị các lực lượng có thẩm quyền hậu kiểm không đạt thì vẫn bị phạt nặng.
Nên đọc
Nghị định mười lăm một món quà
Dành cho doanh nghiệp phất ngay nha
An toàn dinh dưỡng hậu xét nhé
Chất lượng vệ sinh tiền kiểm qua
Nhập khẩu chỉ cần quan ngó sổ
Kinh doanh mặc kệ lính thanh tra
Nguy cơ lẩn khuất, biết đâu bắt
Sự cố xảy ra, dân chịu mà
Mr Lách: ???
Bình luận của bạn