- Chuyên đề:
- Đái tháo đường
Bất cứ ai cũng có thể bị đái tháo đường type 2, kể cả người gầy
7 dấu hiệu cảnh báo bạn bị kháng insulin
Tiêm insulin tác dụng nhanh giúp phòng ngừa biến chứng đái tháo đường
10 lầm tưởng về insulin và bệnh đái tháo đường
Một vài số liệu về bệnh đái tháo đường trên toàn thế giới
Ăn nhiều đường có thể khiến bạn mắc bệnh đái tháo đường?
Ăn nhiều đường không trực tiếp gây nên bệnh đái tháo đường mà chỉ có ảnh hưởng gián tiếp. Theo TS. David G. Marrero từ Hiệp hội Đái tháo đường (Mỹ), ăn quá nhiều đường có thể dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì. Đây mới là yếu tố nguy cơ chính gây ra bệnh đái tháo đường type 2.
Để phòng ngừa bệnh đái tháo đường type 2, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo mọi người không nên tiêu thụ quá 6 thìa cà phê đường, tương đương với 24gr đường/ngày.
Tập thể dục gây nguy hiểm cho người bị đái tháo đường?
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, hoạt động thể chất thường xuyên có thể làm giảm đường huyết, giúp hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường. Điều quan trọng là bạn tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sỹ, kết hợp với việc kiểm tra đường huyết thường xuyên trước và trong quá trình tập luyện.
Người bệnh đái tháo đường nên tập thể dục vừa sức để kiểm soát đường huyết
Người gầy vẫn có thể mắc đái tháo đường type 2
Khoảng 85% người bị đái tháo đường type 2 là những người thừa cân hoặc béo phì. Điều này có nghĩa 15% còn lại là những người có thân hình cân đối. Trên thực tế, những bệnh nhân đái tháo đường có cân nặng bình thường lại có nguy cơ tử vong do bệnh tim cao gấp đôi so với những người thừa cân, béo phì.
Tốt hơn hết, những người trên 45 tuổi, dù bị thừa cân, béo phì hay có cân nặng bình thường đều nên khám sức khỏe, kiểm tra đường huyết hàng năm để phòng ngừa bệnh đái tháo đường type 2.
Bệnh đái tháo đường không có dấu hiệu nhận biết sớm?
Hay thấy khát nước, mệt mỏi... là các dấu hiệu cảnh báo đái tháo đường
Bệnh đái tháo đường có một số dấu hiệu cảnh báo sớm, nhưng có khoảng 25% người bệnh có xu hướng bỏ qua các dấu hiệu này. Các dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh đái tháo đường bao gồm: Hay cảm thấy khát nước, đi vệ sinh thường xuyên hơn, hay thấy đói và mệt mỏi, giảm cân không rõ lý do…
Bạn vẫn có thể mang thai khi mắc bệnh đái tháo đường
Nhiều người lo lắng về nguy cơ di truyền khi mắc bệnh đái tháo đường, tuy nhiên nếu được kiểm soát tốt, bạn vẫn có thể mang thai bình thường. Đường huyết tăng cao trong thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ sinh non và các biến chứng khác, do đó mẹ bầu nên tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ dẫn của bác sỹ để giữ ổn định đường huyết.
Người bệnh đái tháo đường phải tuân thủ chế độ ăn không đường nghiêm ngặt?
Điều này là không hoàn toàn bắt buộc đối với bệnh nhân đái tháo đường. Điều quan trọng là bạn giữ được chế độ ăn uống lành mạnh, nhiều rau củ, ngũ cốc nguyên hạt, thịt nạc… Người bệnh đái tháo đường type 2 vẫn có thể ăn đồ ngọt, nhưng chỉ với một lượng nhỏ.
Chế độ ăn của bệnh nhân đái tháo đường type 1 phức tạp hơn một chút vì bạn sẽ phải học cách điều chỉnh lượng tiêm insulin cho phù hợp với lượng carbohydrate tiêu thụ.
Người bệnh đái tháo đường dễ bị ốm hơn?
Theo Hiệp hội Đái tháo đường (Mỹ), mắc bệnh đái tháo đường không khiến bạn có nguy cơ bị cảm lạnh, cảm cúm cao hơn người bình thường. Tuy nhiên, khi người bệnh đái tháo đường bị ốm, họ sẽ trở nên yếu hơn và có nguy cơ phải nhập viện cao hơn.
Vi Bùi H+ (Theo Rd)
Bình luận của bạn