Nhiều sản phẩm kem chống nắng của Mỹ hóa ra lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe
6 sai lầm khi dùng kem chống nắng nhiều người đang mắc phải
Các hóa chất trong kem chống nắng gây hại thế nào khi bị hấp thụ vào máu?
Những tác hại ít ai ngờ của kem chống nắng
Nhận diện "kẻ thủ ác" khiến da lão hóa sớm dù tránh nắng tuyệt đối
Trong Hướng dẫn về Kem chống nắng hàng năm lần thứ 13 của EWG, mặc dù đã có những cải tiến lớn trong thập kỷ qua, nhưng phần lớn các loại kem chống nắng được bán ở Mỹ vẫn chứa các hóa chất gây hại hoặc không cung cấp đủ khả năng bảo vệ chống lại tia cực tím/tia UV. Gần 2/3 kem chống nắng của Mỹ không hiệu quả và/hoặc chứa các hóa chất có thể dễ dàng hấp thụ vào cơ thể. Trên thực tế, một nghiên cứu gần đây cho thấy các hóa chất trong kem chống nắng đã xâm nhập vào máu trong vòng một ngày sử dụng chúng, và ở mức đủ cao để thúc đẩy một cuộc điều tra về độ an toàn của nó.
Hơn nữa, có khoảng một nửa số kem chống nắng thể thao và đi biển được bán ở Mỹ mà EWG phân tích sẽ không được phép bán trên thị trường ở châu Âu do không đủ khả năng chống lại tia UVA.
EWG đã thúc đẩy Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cập nhật và bổ sung các quy định về kem chống nắng trong nhiều năm để bảo vệ sức khỏe cộng đồng tốt hơn. Cho tới thời điểm này, FDA cũng đã có động thái bước đầu và người tiêu dùng có thể chờ đợi sự thay đổi về thị trường kem chống nắng từ năm 2020.
Tuy nhiên, nhiều nhà sản xuất hóa chất và các công ty sản xuất kem chống nắng lớn cũng đang thực hiện các cuộc vận động hành lang có thể sẽ khiến tình trạng kem chống nắng ở Mỹ không thay đổi nhiều.
EWG đã trích dẫn nghiên cứu của TS. Brian Diffey đến từ Đại học Newcastle (Australia). Theo đó, sản phẩm chống nắng của Mỹ cho phép tia UVA đi qua da gấp 3 lần so với sản phẩm chống nắng ở châu Âu. Trên thực tế, người Mỹ ít chọn kem chống nắng có thể bảo vệ da khỏi tia UVA. Điều này không nên, bởi lẽ, tia UVA mạnh và có nhiều tác hại hơn tia UVB. Trong khi tia UVB chỉ làm bạn cháy nắng thì tia UVA có thể khiến ức chế hệ miễn dịch và gây lão hóa da. Tiếp xúc quá nhiều các tia này cũng liên quan đến sự phát triển của khối u ác tính, ung thư biểu mô tế bào vảy và ung thư biểu mô tế bào đáy.
Trong một quy tắc mới được đề xuất từ FDA, cơ quan này cuối cùng đã lên tiếng lo ngại về ảnh hưởng của tia UVA đối với sự phát triển của ung thư da. FDA tuyên bố rằng việc tiếp xúc với UVA là một mối quan tâm đáng kể, các sản phẩm SPF có trên thị trường có thể khiến người dùng tiếp xúc với mức độ UVA quá lớn.
Hiện nay, điều quan trọng cần lưu ý là không có loại kem chống nắng hoàn hảo. Nhiều sản phẩm chứa hóa chất độc hại, và thậm chí các chất có nguồn gốc từ khoáng chất thường chứa các hạt nano rất nhỏ có thể vượt qua hàng rào máu não và gây hại cho đời sống thủy sinh. Ngoài ra, kem chống nắng là loại sản phẩm chăm sóc da cần được sử dụng với lượng lớn trên da và thoa đi thoa lại niều lần trong ngày. Tức là, so với các loại mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc da hay tóc khác, thời gian bạn tiếp xúc với kem chống năng có thể là dài nhất.
Đó là lý do tại sao việc tìm kiếm kem chống nắng an toàn là điều rất quan trọng và cần phải hiểu rằng bạn không thể chỉ chống nắng khi chỉ sử dụng một mình kem chống nắng.
Sonya Lunder - nhà khoa học dẫn đầu các nghiên cứu của EWG cho biết không có loại kem chống nắng nào tồn tại trên da của bạn quá 2 tiếng đồng hồ. Vì vậy, việc lựa chọn loại kem chống nắng chất lượng và áp dụng chúng liên tục mới là chìa khóa chống nắng thành công. Nhưng bạn vẫn phải áp dụng thêm các biện pháp chống nắng khác như mặc quần áo dài, che ô, đội mũ vành rộng, đeo kính râm...
Theo dõi trên Health+ để cập nhật Hướng dẫn về Kem chống nắng năm 2019 của EWG và nhiều thông tin hữu ích khác về các sản phẩm chống nắng.
Nhóm công tác môi trường (EWG/Enviromental Working Group) là một tổ chức vận động phi lợi nhuận ở có trụ sở tại thủ đô Washington (Mỹ) tập trung vào các vấn đề môi trường và sức khỏe cộng đồng thông qua nghiên cứu chuyên sâu và giáo dục, định hướng người tiêu dùng với những lựa chọn khôn ngoan, nâng cao chất lượng cuộc sống. Sứ mệnh của EWG là trao cho người dân có được cuộc sống lành mạnh hơn trong một môi trường lành mạnh hơn (to empower people to live healthier lives in a healthier environment).
EWG tiến hành phát triển cơ sở dữ liệu về an toàn mỹ phẩm dựa trên thông tin của hơn 79.000 sản phẩm, 50 cơ sở dữ liệu về độc dược và quy định cùng ngành. Dữ liệu này cho phép người dùng đánh giá mức độ an toàn của các sản phẩm chăm sóc cá nhân bằng điểm số dựa trên thành phần sản phẩm.
Bình luận của bạn