- Chuyên đề:
- Tai biến mạch máu não
Tỷ lệ đột quỵ ở những bệnh nhân trẻ tuổi tăng gấp 7 lần trong những tuần đỉnh dịch ở Mỹ
Cách phòng ngừa đột quỵ tái phát cho người bệnh huyết áp cao
Người có vòng đùi lớn có thể có ít nguy cơ mắc đau tim, đột quỵ?
Nên dùng TPCN nào trong thời gian đại dịch Covid-19 hoành hành?
WHO: Uống rượu bia có thể làm tăng nguy cơ mắc Covid-19
Lời cảnh báo này được đưa ra vào ngày 22/4 bởi một nhóm nghiên cứu là các bác sỹ ở Mỹ. Theo đó, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy mắc Covid-19 có thể là nguyên nhân gây ra các cục máu đông bất thường và hậu quả của hiện tượng này có thể tiên đoán được là các cơn đột quỵ.
Bác sỹ Thomas Oxley, một bác sỹ phẫu thuật thần kinh tại Hệ thống Y tế Mount Sinai ở New York (Mỹ) cùng các đồng nghiệp đã đưa ra chi tiết về vấn đề này sau khi phân tích qua 5 ca mắc Covid-19 mà họ trực tiếp điều trị. Đặc biệt, tất cả các ca bệnh đều dưới 50 tuổi, đều có triệu chứng Covid-19 nhẹ hoặc không có triệu chứng nào.
"Virus dường như đã làm tăng sự đông máu trong các động mạch lớn, dẫn tới đột quỵ nghiêm trọng. Báo cáo của chúng tôi cho thấy tỷ lệ đột quỵ đột ngột ở bệnh nhân trẻ tăng gấp 7 lần trong hai tuần qua. Phần lớn những bệnh nhân này không có tiền sử mắc bệnh trước đó và đều ở nhà bởi có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng Covid-19" - Bác sỹ Thomas Oxley cho biết.
Ngoài ra, theo bác sỹ Oxley, một nguyên nhân nữa khiến số người trẻ mắc bệnh tăng đột biến ở Mỹ là do phần lớn các trường hợp đều trì hoãn việc gọi xe cứu thương hoặc không muốn đến bệnh viện do lo ngại bối cảnh đại dịch Covid-19 khiến hệ thống y tế ở nhiều nơi bị quá tải.
Theo các bác sỹ, hiện tượng đột quỵ vốn không thường xảy ra với những người trẻ tuổi, đặc biệt là tắc nghẽn mạch máu não lớn. Nhóm nghiên cứu dẫn chứng, trong 12 tháng trước, mỗi 2 tuần nhóm chỉ phải điều trị cho trung bình 0,73 bệnh nhân ở độ tuổi dưới 50 bị tắc nghẽn mạch máu lớn. Nghĩa là nếu bình thường chỉ có chưa tới 2 người trẻ tuổi phải nhập viện vì đột quỵ trong 1 tháng ở Mỹ.
Các bác sỹ cũng lưu ý, đột quỵ do tắc nghẽn mạch máu lớn gây tổn hại nghiêm trọng nếu không được xử lý ngay lập tức. Các tế bào não sẽ chết khi bị ngừng lưu thông máu và càng bị chặn lâu bởi cục máu đông, tổn thương trong não càng lan rộng. Ít nhất 1 bệnh nhân trong nghiên cứu đã tử vong, còn những người khác đang phải điều trị phục hồi chức năng, chăm sóc đặc biệt hoặc trong các khoa về đột quỵ. Chỉ có 1 bệnh nhân đã trở về nhà nhưng cần chăm sóc tích cực.
"Điều trị hiệu quả nhất cho tắc nghẽn mạch máu lớn là xử lý cục máu đông, nhưng điều này phải được thực hiện trong vòng 6 giờ đầu sau đột quỵ, nhiều nhất là trong vòng 24 giờ" - Bác sỹ Oxley chia sẻ.
Theo bác sỹ Oxley, nhóm nghiên cứu cũng muốn cảnh báo người dân rằng, những người đang tự cách ly do mắc hoặc nghi nhiễm Covid-19 cần tự theo dõi các triệu chứng và gọi cấp cứu ngay nếu có bất cứ tín hiệu nào về khả năng đột quỵ.
Nghiên cứu vừa được công bố trên Tạp chí y khoa New England Journal of Medicine.
Bình luận của bạn