- Chuyên đề:
- Khỏe & đẹp sau tuổi 35
Quan niệm sai lầm về chăm sóc vùng kín có thể gây hại cho chị em
Mẹo chăm sóc sức khỏe vùng kín
Đau "vùng nhạy cảm" có thể là triệu chứng của bệnh Vulvodynia
6 lý do khiến "cô bé" ngứa ngáy sau "chuyện yêu"
Lời khuyên cho bạn gái trong ngày “đèn đỏ”
Theo một khảo sát của ứng dụng theo dõi kinh nguyệt Flo, các mẹo chăm sóc "vùng kín" như xông hơi, thụt rửa âm đạo được rất nhiều người dùng mạng xã hội TikTok quan tâm. Điều đáng nói là hầu hết những thông tin này được đăng tải bởi người dùng không có chuyên môn về y tế. Các mẹo chăm sóc cũng dựa trên kiến thức lỗi thời về sức khỏe sinh sản, thậm chí còn không đảm bảo an toàn.
Chia sẻ với USA Today, bác sĩ sản phụ khoa Monte Swarup với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản lưu ý, khi tiếp cận với nguồn thông tin đa dạng về sức khỏe sinh sản trên mạng, chị em cần đặc biệt chú ý tới tính xác thực và uy tín của người cung cấp thông tin. BS. Swarup khuyến cáo chị em luôn cần trao đổi với bác sĩ về tình trạng cụ thể, trước khi quyết định can thiệp y tế hay thử các mẹo chăm sóc lan truyền trên mạng.
Tự làm "thuốc" đặt âm đạo
"Ngọc trai yoni" là phương pháp tự làm "thuốc" đặt âm đạo bằng các loại thảo mộc, gói vào trong một mảnh vải nhỏ. Nhiều người dùng TikTok cho rằng, phương pháp này giúp giữ "vùng kín" thơm tho, thải độc, thậm chí là điều trị viêm nhiễm nấm âm đạo.
Tuy nhiên, BS. Swarup cảnh báo, chưa có đủ bằng chứng y học cho thấy những tác dụng trên của phương pháp tự làm thuốc đặt. Khô ngứa, châm chích và co thắt âm đạo là những tác dụng phụ có thể xảy ra khi thực hiện biện pháp này.
Không ít chị em hễ thấy ngứa rát âm đạo, nghi viêm nhiễm là mua thuốc về đặt. Việc lạm dụng viên đặt đôi khi có thể khiến chị em khổ sở hơn bởi bệnh diễn biến ngày càng nặng.
Xông hơi vùng kín
Phương pháp xông hơi âm đạo (xông hơi V hoặc xông hơi yoni) gần đây đã trở nên khá phổ biến nhờ sự lăng xê của nhiều người nổi tiếng. Họ cho rằng việc xông hơi âm đạo - cho âm đạo tiếp xúc với hơi nước nóng – có thể cải thiện ham muốn, se khít "cô bé". Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cảnh báo, không có bất kỳ bằng chứng khoa học nào chứng minh việc xông hơi âm đạo có hiệu quả.
BS. Swarup nhận định: "Hơi nước chỉ có thể tiếp xúc với phần ngoài của cơ quan sinh sản, không có tác động gì tới dạ con hay cổ tử cung của chị em." Biện pháp vệ sinh vùng kín duy nhất được khuyến cáo là dùng nước ấm và dung dịch vệ sinh phụ nữ phù hợp, không chứa hương liệu.
Thụt rửa âm đạo
Thụt rửa âm đạo là một phương pháp đã được cảnh báo không nên thực hiện, nhưng vẫn khá phổ biến trên TikTok. Các chuyên gia cảnh báo thụt rửa âm đạo dễ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, các biến chứng thai kỳ và những vấn đề sức khỏe sinh sản khác.
Độ pH tự nhiên của âm đạo giúp ngăn ngừa vi khuẩn và bạn chỉ cần rửa bên ngoài nhẹ nhàng bằng nước ấm và xà phòng là đủ để làm sạch. Việc thụt rửa, làm sạch sâu có thể gây mất cân bằng pH vùng kín.
Khi nhận thấy bất cứ vấn đề nào ở "cô bé" như khí hư bất thường, có mùi lạ, bạn nên đến khám với bác sĩ để để giải quyết tận gốc vấn đề mà bạn gặp phải.
Bình luận của bạn