“Điểm mặt” 3 yếu tố nguy cơ gây đột quỵ

Đột quỵ không chỉ tái phát lần 2 mà còn có thể tái phát nhiều lần hơn

Hướng dẫn xử trí ban đầu đột quỵ não

Việc cần làm giúp giảm nguy cơ đột quỵ khi gió mùa về

Vai trò của việc điều trị phục hồi chức năng sau đột quỵ

Một nghĩa cử cao đẹp, 4 người được kéo dài sự sống

Nghiên cứu đã theo dõi gần 27.000 người từ 32 quốc gia với độ tuổi trung bình là 62. Trong số những người tham gia, một nửa đã bị đột quỵ gồm 4.800 người bị đột quỵ nặng và 8.600 người bị đột quỵ nhẹ đến trung bình.

Sau khi điều chỉnh các yếu tố rủi ro khác, nghiên cứu phát hiện ra rằng:

- Những người bị rung nhĩ (một dạng của rối loạn nhịp tim) có nguy cơ đột quỵ nặng cao gấp 4,7 lần và nguy cơ bị đột quỵ nhẹ đến trung bình cao gấp 3,6 lần so với những người không mắc bệnh này.

- Người bị tăng huyết áp (huyết áp cao) có nguy cơ đột quỵ nặng cao gấp 3,2 lần và nguy cơ bị đột quỵ nhẹ hoặc trung bình cao gấp 2,9 lần so với những người có huyết áp bình thường.

- Người hút thuốc có nguy cơ bị đột quỵ nặng cao hơn 1,9 lần và nguy cơ bị đột quỵ nhẹ đến trung bình cao hơn 1,7 lần so với người không hút thuốc.

Tác giả nghiên cứu Catriona Reddin, đang làm việc tại Đại học Galway ở Ireland, cho biết: “Những phát hiện của chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ, đặc biệt là huyết áp cao, rung nhĩ và hút thuốc để phòng ngừa đột quỵ”.

Đột quỵ (hay tai biến mạch máu não) thường xảy ra đột ngột khi nguồn máu cung cấp cho não bị tắc nghẽn, gián đoạn hoặc suy giảm. Khi đó, não bị thiếu oxy, dinh dưỡng và các tế bào não bắt đầu chết trong vòng vài phút. Một số dấu hiệu cảnh báo cơn đột quỵ bạn cần lưu ý như khuôn mặt bị mất cân đối, yếu liệt mặt, một bên mặt bị chảy xệ, cười méo mó; Đột ngột cử động khó khăn hoặc không thể cử động tay chân, yếu liệt một bên cơ thể; Đột ngột nhức đầu dữ dội hay chóng mặt; Đột ngột mờ mắt, nhìn không rõ; Giọng nói bị thay đổi, nói ngọng, dính chữ. Theo các nhà nghiên cứu, đột quỵ nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời có thể dẫn đến tàn tật, thậm chí tử vong. Tuy nhiên, một số yếu tố rủi ro mà bạn có thể thay đổi bằng cách thay đổi lối sống hoặc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Kết quả nghiên cứu này đã được công bố trên Tạp chí Neurology ngày 13/11.

 
Lê Tuyết (Theo Healthday)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp