Buổi lễ vinh danh "Nghệ nhân làng nghề Việt Nam" tại Đình làng Bát Tràng
Nghệ nhân trà Việt chia sẻ tác hại không ngờ của việc uống trà “đặc cắm tăm”
Nghệ nhân làng Tranh Khúc tiết lộ bí quyết chọn bánh chưng ngon dịp Tết
Cùng học bí quyết pha trà ngon với nghệ nhân Trà
Khai mạc Festival Nghề truyền thống Huế 2017 đầy cảm xúc với nón lá, áo dài
Đây là hoạt động thiết thực để ghi nhận, biểu dương và tôn vinh công lao đóng góp của các Nghệ nhân đã và đang cống hiến tài năng, sức lực cho việc khôi phục, duy trì, sáng tạo và phát triển nghề thủ công mỹ nghệ tại các làng nghề truyền thống Việt Nam.
Tham gia Chương trình phong tặng lần thứ VIII năm 2018, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam đã nhận được hơn 300 hồ sơ xét tặng cho 7 danh hiệu: Bảng vàng gia tộc nghề truyền thống, Nghệ nhân làng nghề Việt Nam, Nghệ nhân văn hóa nghệ thuật ẩm thực, Đơn vị kinh tế làng nghề tiêu biểu, Sản phẩm thủ công mỹ nghệ tiêu biểu, Thợ giỏi làng nghề và 6 đơn vị làng nghề, nghệ nhân đạt danh hiệu Kỷ lục gia Việt Nam.
Các tiêu chí đánh giá được Hiệp hội Làng nghề Việt Nam cập nhật và bổ sung không chỉ dừng lại ở mức độ chuyên môn, kinh nghiệm, mà còn đánh giá qua sự sáng tạo, thiết kế mẫu mã của sản phẩm, truyền dạy nghề và sự đóng góp của các cá nhân trong sự nghiệp bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề tại địa phương nói riêng và cả nước nói chung.
Danh hiệu “Nghệ nhân làng nghề Việt Nam” năm 2018 đã được trao cho 175 nghệ nhân. Danh hiệu “Nghệ nhân văn hóa nghệ thuật ẩm thực làng nghề Việt Nam” có 14 người được trao. Cùng với đó có 3 đơn vị kinh tế làng nghề tiêu biểu; 2 sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề tiêu biểu; 7 bảng vàng gia tộc nghề truyền thống Việt Nam; 7 thợ giỏi làng nghề Việt Nam.
Tại lễ vinh danh, ông Lưu Duy Dần, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghệ Việt Nam chia sẻ: "Năm 2018, số lượng đơn vị và cá nhân được phong tặng danh hiệu tăng lên so với những năm trước. Đặc biệt, chưa có làng nào như Bát Tràng mà một năm được phong tới 31 nghệ nhân. Điều này sẽ có ý nghĩa rất lớn giúp tăng sức cho làng nghề Bát Tràng nói riêng, cũng như làng nghề Việt Nam nói chung đi vào những thử thách của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0".
Đáng chú ý, trong chương trình vinh danh lần này, nghệ nhân cao tuổi nhất là cụ Đặng Kim Thư, sinh năm 1926 (95 tuổi) quê Hà Tĩnh. Nghệ nhân trẻ tuổi nhất là Lê Nguyễn Phương Quỳnh, nghệ nhân thuê tay sinh năm 1995 (23 tuổi) quê Lâm Đồng.
Sau 7 lần tổ chức, hiện nay đã có 490 nghệ nhân làng nghề Việt Nam; 61 thợ giỏi; 59 làng nghề truyền thống tiêu biểu; 90 Bảng vàng gia tộc nghề truyền thống Việt Nam. Sau 3 lần phong tặng, cả nước hiện có 17 nghệ nhân nhân dân chuyên ngành thủ công mỹ nghệ, trong đó có 16 người là nghệ nhân làng nghề Việt Nam; 105 nghệ nhân ưu tú, trong đó 75 người là nghệ nhân làng nghề Việt Nam.
Đặc biệt, năm nay Hiệp hội Làng nghề Việt Nam và Hội Kỷ lục gia Việt Nam đã phối hợp cùng nhau khai thác, chọn lựa, xác lập, tôn vinh và tổ chức giải thưởng trong Chương trình “Kỷ lục gia Việt Nam”, “Sản phẩm độc bản tinh hoa” nhằm tôn vinh nghệ nhân và làng nghề truyền thống; tôn vinh sản phẩm TCMN tinh hoa, hướng tới danh hiệu Sản phẩm độc bản tầm cao “Quốc hồn - Quốc túy - Quốc bảo”.
Nhân “Lễ phong tặng các danh hiệu làng nghề Việt Nam lần thứ VIII", Hiệp hội Làng nghề Việt Nam đã giới thiệu và đề xuất 6 danh hiệu “Kỷ lục Việt Nam” và Độc bản để Hội Kỷ lục gia Việt Nam xem xét và xác lập.
Cũng nhân dịp này, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam đã công bố ra mắt Hội đồng liên lạc các Câu lạc bộ Nghệ nhân Làng nghề Việt Nam nhằm tập hợp các nghệ nhân cả nước để chăm sóc, phát huy và bảo vệ quyền lợi cho các nghệ nhân làng nghề phấn đấu đạt danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú.
Một số hình ảnh tại Lễ vinh danh "Nghệ nhân làng nghề Việt Nam" tại làng Bát Tràng chiều tối 4/1:
Các nghệ nhân cùng đông đảo người dân làng Bát Tràng đến tham dự sự kiện lễ vinh danh "Nghệ nhân làng nghề Việt Nam" tại Đình làng Bát Tràng.
Ông Lưu Duy Dần, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghệ Việt Nam phát biểu tại buổi lễ.
Các nghệ nhân gốm sứ làng Bát Tràng được trao tặng danh hiệu "Nghệ nhân làng nghề Việt Nam".
Bên lề sự kiện, các nghệ nhân văn hóa ẩm thực cũng trình diễn cho các du khách về nghệ thuật tạo hình các sản phẩm ẩm thực ngay tại Đình làng Bát Tràng. Trong ảnh là sản phẩm "Nem công chả phượng" của nghệ nhân Nguyễn Đình Thanh (trái) và sản phẩm Bát bảo xôi gà của nghệ nhân Phạm Minh Tường.
Sản phẩm bánh cốm và bánh xu xê truyền thống Hàng Than của nghệ nhân Lương Thị Dung cũng được mang đến tham gia trưng bày tại sự kiện.
Đặc biệt, gian trưng bày nghệ thuật ẩm thực trà Việt của Song Hỷ Trà tại khuôn viên đình làng được đông đảo các nghệ nhân quan tâm.
Nghệ nhân Nguyễn Ngọc Tuấn, người sáng lập ra thương hiệu Song Hỷ Trà vừa trò chuyện với các nghệ nhân Bát Tràng về nghệ thuật Thưởng trà, vừa trình diễn cách pha trà "cầu kỳ" mà điêu luyện.
2 loại trà được Song Hỷ Trà đem đến giới thiệu tại sự kiện là Trà dược Trần Bì và Trà Lam Tây Bắc đã được các nghệ nhân và du khách đặc biệt chú ý.
Theo nghệ nhân Nguyễn Ngọc Tuấn, trà Lam là trà được đặt trong ống lam của vùng Tây Bắc với quy trình làm trà rất kỳ công: Trà sau khi thu hoạch được phơi khô, sau đó xào theo công thức riêng cho dẻo, rồi ép chặt vào ống nứa, cho lên bếp than , hun khô và gác trên bếp để những cánh trà ngấm cả mùi hương đặc trưng của khói bếp.
Cụ Hùng, nghệ nhân cao tuổi, một "từ điển sống" của làng gốm Bát Tràng nhâm nhi thưởng thức chén trà Lam
Một du khách nước ngoài tỏ ra thích thú sau khi thưởng thức những chén trà Song Hỷ và được tìm hiểu về nghệ thuật Thưởng trà ở Việt Nam từ các nghệ nhân.
Được biết, nghệ nhân Nguyễn Ngọc Tuấn cũng là nghệ nhân duy nhất về Trà truyền thống đạt được danh hiệu "Nghệ nhân làng nghề Việt Nam" năm 2018.
Bình luận của bạn