4 cách để ngừng cơn rung nhĩ, nhịp tim nhanh tại nhà

Rung nhĩ có thể gây ra các biến chứng suy tim, đột quỵ nguy hiểm

Một số biến chứng và biện pháp điều trị rung nhĩ hiện nay

Infographic: Khó thở, trống ngực có thể là dấu hiệu cảnh báo rung nhĩ

Bạn biết gì về bệnh rối loạn nhịp tim nhanh rung nhĩ?

Nghiên cứu cho thấy Aspirin không phải là thuốc điều trị rung nhĩ hiệu quả

Thở chậm

Thở chậm, tập trung vào từng hơi thở có thể giúp bạn thư giãn tốt hơn. Bạn cũng nên đặt 1 tay lên cơ hoành (vùng dưới xương sườn) trong khi thở ra để giúp ổn định nhịp tim tốt hơn.

Bạn có thể tham khảo 4 bài tập thở cho người rối loạn nhịp tim nhanh để giảm cơn rung nhĩ một cách tự nhiên, hoặc thực hiện liệu pháp phản hồi sinh học (biofeedback) để điều hòa nhịp tim, nhịp thở của cơ thể.

Phương pháp Vagal maneuvers

Úp mặt vào chậu nước lạnh sẽ giúp làm chậm, ổn định nhịp tim

Với những người bị rung nhĩ kịch phát, phương pháp Vagal maneuvers có thể giúp bạn ổn định nhịp tim, ngừng cơn rung nhĩ.  Phương pháp này được sử dụng để làm chậm nhịp tim bằng cách kích thích phản xạ của dây thần kinh phế vị (nằm sát động mạch cảnh trong), khiến cơ thể sản sinh chất dẫn truyền thần kinh làm chậm nhịp tim.

Để áp dụng phương pháp Vagal maneuvers, bạn có thể uống 1 cốc nước lạnh; ho mạnh, liên tục hoặc úp mặt vào chậu nước lạnh trong khoảng 10 giây để kích thích các dây thần kinh.

Tuy nhiên, phương pháp này có thể không thích hợp với một số người bệnh rung nhĩ, nên hãy tham khảo ý kiến bác sỹ từ trước nếu bạn có thể áp dụng phương pháp Vagal maneuvers tại nhà.

Tập yoga

Nếu đang trải qua một cơn rung nhĩ, tập yoga nhẹ nhàng có thể giúp làm chậm nhịp tim đôi chút. Một nghiên cứu năm 2015 cho thấy, những người bị rung nhĩ dùng thuốc chống loạn nhịp tim kết hợp với tập yoga đã giảm huyết áp và nhịp tim đáng kể.

Tập thể dục

Nếu bạn là một người hay vận động, tập thể dục vừa phải khi xuất hiện cơn rung nhĩ có thể giúp làm giảm các triệu chứng trống ngực, khó thở, mệt mỏi… Đi bộ, chạy nhẹ nhàng có thể giúp ổn định nhịp tim, khắc phục các triệu chứng của cơn rung nhĩ. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi áp dụng biện pháp này.

Lưu ý

Chỉ nên thử các biện pháp trên nếu cơn rung nhĩ không quá nghiêm trọng. Bạn vẫn nên đi cấp cứu trong trường hợp xuất hiện các triệu chứng như: Cơn rung nhĩ đi kèm với cảm giác choáng ngất; cảm thấy đau tức ngực hoặc các triệu chứng đau tim khác; xuất hiện các triệu chứng đột quỵ (một bên mặt rũ xuống, không thể nâng cánh tay lên cao…). Bạn cũng nên gọi cho bác sỹ nếu cơn rung nhĩ kéo dài hơn bình thường.

Vi Bùi H+ (Theo Healthline)

Gợi ý thực phẩm chức năng Ninh Tâm Vương giúp ổn định nhịp tim, giảm triệu chứng hồi hộp, trống ngực cho người rối loạn nhịp tim nhanh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch