Dùng thuốc điều trị tăng động giảm chú ý cho trẻ cần chú ý gì?

Không phải trẻ nào bị tăng động cũng nên dùng thuốc điều trị

Liệu pháp âm nhạc giúp điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý

Cha mẹ hỗ trợ điều trị ADHD cho trẻ như thế nào?

Trẻ không tập trung, hay nói leo có phải tăng động giảm chú ý?

Con bạn có thực sự bị tăng động giảm chú ý không?

11% trẻ em trong độ tuổi từ 4 - 17 ở Mỹ được chẩn đoán mắc chứng tăng động giảm chú ý. Khoảng 65% trẻ em bị chứng ADHD được chỉ định sử dụng các thuốc kích thích như: Ritalin hoặc Adderall. Trước khi dùng thuốc cho trẻ, cha mẹ cần hiểu rõ về các loại thuốc điều trị ADHD.

Tác dụng phụ thường gặp khi dùng thuốc điều trị ADHD

Tác dụng phụ ngắn hạn của thuốc điều trị ADHD là trẻ bị chán ăn, mất ngủ, tăng huyết áp, tim đập nhanh và căng thẳng. Theo tiến sỹ Michael Duchowny – Chuyên gia Thần kinh ở Bệnh viện Nhi Miami: “Các thuốc kích thích như Ritalin được sử dụng trong nhiều thập kỷ, chúng được cho là tương đối an toàn nếu sử dụng trong thời gian dài. Tuy nhiên, trẻ em bị ADHD hoặc những người mắc các bệnh tâm thần có thể có nguy cơ bị rối loạn tâm trạng hoặc trở nên hung hăng hơn khi ngừng dùng thuốc”.

Trẻ bị tăng động giảm chú ý cần cẩn trọng khi dùng thuốc điều trị bệnh

Cũng theo giáo sư, tiến sỹ William Graf – giáo sư nhi khoa tại trường Đại học Yale (Hoa Kỳ): “Vì nhồi máu cơ tim và đột quỵ rất hiếm khi xảy ra ở trẻ em, nên rất khó để nhận biết liệu các loại thuốc kích thích này có làm tăng nguy cơ đột ngụy và nhồi máu cơ tim ở trẻ hay không?”. Tiến sỹ Graf còn cho biết thêm, cần phải tiến hành nhiều nghiên cứu nữa để xác định việc dùng thuốc kích thích điều trị ADHD có ảnh hưởng đến não của trẻ không.

Khi nào nên cho trẻ bị ADHD dùng thuốc?

Theo tiến sỹ Graf, việc dùng thuốc điều trị ADHD cần thiết cho một số trẻ. Thuốc chỉ cần cho trẻ tăng động khi có các triệu chứng gây trở ngại trong đời sống xã hội, tình cảm, học tập. Thuốc có thể ảnh hưởng đến mỗi trẻ là khác nhau. Vì vậy hãy sử dụng thuốc khi thật cần thiết và có sự kê đơn của bác sỹ. Tốt nhất, nên cho trẻ dùng thử nghiệm thuốc với liều thấp trong vòng một tháng để xem kết quả, sau đó mới tiếp tục dùng.

Chỉ dùng thuốc cho trẻ khi các triệu chứng tăng động ảnh hưởng đến học tập, sinh hoạt

Khi trẻ đã dùng thuốc, liệu bé có cần tiếp tục dùng không?

Sau khi dùng thuốc, cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sỹ để được đánh giá về hiệu quả của thuốc. Chỉ nên cho trẻ tiếp tục dùng thuốc nếu có bằng chứng rõ ràng cho thấy các triệu chứng tăng động giảm sau khi dùng thuốc. Đồng thời, bác sỹ sẽ cân nhắc lợi ích và tác dụng phụ của thuốc. Trẻ chỉ nên dùng thuốc khi lợi ích sau khi dùng thuốc nhiều hơn tác dụng phụ.

Cần cân nhắc lợi ích và tác dụng phụ khi dùng thuốc điều trị tăng động

Trẻ bị ADHD nhẹ có cần dùng thuốc không?

Thông thường, trẻ bị ADHD nhẹ không cần phải dùng dùng thuốc. Những trẻ bị ADHD nhẹ thường được điều trị bằng liệu pháp hành vi. Trong một số trường hợp, các bác sỹ sẽ chỉ định cho bệnh nhân kết hợp thuốc liều lượng thấp với liệu pháp hành vi.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, những trẻ bị tăng động giảm chú ý thường bị thiếu hụt GABA (chất dẫn truyền thần kinh ức chế có sẵn bên trong não bộ), khiến trẻ có những hành động thiếu kiểm soát. Do vậy, việc bổ sung nồng độ GABA được coi là hướng điều trị mới trên thế giới và Việt Nam. Cha mẹ có thể bổ sung GABA cho trẻ thông qua một số sản phẩm thực phẩm chức năng giúp kiểm soát các triệu chứng tăng động và cải thiện khả năng chú ý một cách an toàn.

Thanh Tú H+ (Theo Livescience)

Gợi ý thực phẩm chức năng cốm Egaruta giúp giảm các chứng co giật, tăng động, rối loạn cảm xúc:

Một số loại thuốc có thể gây cơn co giật - Ảnh 6

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh