- Chuyên đề:
- Bệnh động kinh
Trẻ bị tăng động giảm chú ý thường không bao giờ chịu ngồi yên một chỗ
Người lớn có bị tăng động không?
Trẻ nghèo dễ bị tăng động, trẻ sống sang giàu hay tự kỷ
Con bị tăng động giảm chú ý điều trị thế nào?
Trẻ bị tăng động nên ăn uống như thế nào?
Làm sao biết trẻ bị tăng động giảm chú ý
Hội chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) là một rối loạn tâm thần phức tạp thường gặp ở trẻ. Trẻ bị ADHD thường có các triệu chứng nằm trong 2 nhóm thiếu chú ý và tăng động. Trẻ được xác định mắc ADHD khi có ít nhất là 6 triệu chứng trong mỗi loại, tồn tại ít nhất trong 6 tháng và những triệu chứng này phải xảy ra ở ít nhất là 2 nơi, thường là ở trường học và ở nhà. Nếu trẻ thường nghịch ngợm ở trường nhưng lại ngoan ngoãn ở nhà thì cũng không được xác định trẻ đang bị ADHD.
Các bé tăng động thường luôn chân luôn tay ở khắp nơi
Triệu chứng thiếu chú ý:
- Thường không chú ý đến những chi tiết
- Không giữ được sự chú ý lâu trong khi chơi một trò chơi hay làm một công việc gì đó.
- Thường không chú ý đến lời người khác nói.
- Không nghe theo lời chỉ dẫn và không làm xong bài vở hay những công việc khác.
- Thường tránh hoặc không thích làm những việc cần sự chú ý lâu dài như bài làm ở trường hay ở nhà.
- Thường hay làm mất đồ dùng như sách, bút, đồ chơi…
- Dễ lo lắng
- Hay quên
Trẻ bị tăng động thường bị mất tập trung khi học tập
Triệu chứng tăng động, thiếu kiềm chế
- Tay chân luôn ngọ nguậy và ngồi không yên
- Hay tự ý bỏ chỗ đi ra ngoài khi đang học hoặc đang xem phim
- Chạy nhảy, leo trèo ở những nơi không thích hợp.
- Không chơi một cách yên lặng được. Bé thiếu kiên nhẫn chờ đến lượt mình khi chơi với các bạn, dễ gây gỗ, đánh nhau với người khác khi họ làm trái ý mình
- Nói chuyện không ngừng
- Hay cắt lời người khác hoặc xen vào một việc hay trò chơi gì đó.
Trẻ tăng động giảm chú ý thường nói chuyện và la hét không ngừng
Làm sao phân biệt tăng động giảm chú ý với hiếu động?
Trẻ hiếu động thì các hành động nghịch ngợm sẽ không liên tục và thường có chủ tâm, còn các bé bị tăng động giảm chú ý thường không điều chỉnh được hành vi và điều này ảnh hưởng tới mọi mặt cuộc sống. Trẻ bị tăng động thường luôn tay luôn chân ở khắp nơi thì trẻ hiếu động chỉ thích hoạt động ở nhà hay chỗ quen thuộc.
Trẻ bị tăng động giảm chú ý thường không tập trung chú ý trong mọi hoạt động trong khi trẻ hiếu động có thể tập trung vào những đồ chơi hay những việc mà chúng thích làm. Trẻ bị tăng động cũng thường gặp các vấn đề về nhận thức và ngôn ngữ trong khi đó trẻ bị hiếu động không bị chậm phát triển hay ngôn ngữ.
Cha mẹ cần tránh nhầm lẫn giữa trẻ hiếu động và trẻ tăng động
Làm gì khi trẻ bị ADHD?
Việc phòng bệnh ADHD không đơn giản vì nguyên nhân chưa rõ ràng và có yếu tố di truyền nhưng chúng ta cũng có thể phòng ngừa bằng cách tránh những yếu tố nguy cơ như đảm bảo an toàn sinh nở, phòng chống những bệnh gây tổn thương não bộ, không hút thuốc uống rượu khi mang thai, tránh tiếp xúc với các chất kim loại nặng, thuốc trừ sâu, không sử dụng các phẩm màu thực phẩm gây độc hại. Hạn chế trẻ tiếp xúc nhiều với màn ảnh. Không cho trẻ em xem tivi hoặc chơi trò chơi điện tử quá nhiều trong 5 năm đầu tiên của cuộc đời.
Khi trẻ mắc ADHD, cần đưa trẻ đi khám tại các chuyên khoa nhi và chuyên khoa tâm thần. Nếu không can thiệp kịp thời sẽ thiệt thòi cho đứa trẻ sau này. Việc phát hiện, điều trị và can thiệp sớm rối loạn tăng động ở trẻ là rất cần thiết, cần áp dụng liệu pháp tâm lý kết hợp với cả giáo dục một cách phù hợp nhất khi trẻ bị tăng động.
Khi phát hiện trẻ bị tăng động giảm chú ý, cha mẹ cần kiên nhẫn, kiềm chế cảm xúc khi chăm sóc, dạy dỗ trẻ bởi cảm xúc tiêu cực của cha mẹ có thể đẩy trẻ bị ADHA nặng hơn. Dành thời gian chơi với con, gợi ý để con nói lên cảm xúc, suy nghĩ, kích thích sự tìm tòi, khám phá của con. Khi trẻ đến trường cha mẹ nên thảo luận với cô giáo để có cách giáo dục phù hợp.
Thanh Tú H+ (Tổng hợp)
Gợi ý thực phẩm chức năng Egaruta giúp làm giảm các chứng co giật, tăng động, rối loạn cảm xúc
Bình luận của bạn