4 nguyên nhân có thể gây ra cơn rối loạn nhịp tim

Ngoại tâm thu thất là một trong những dạng rối loạn nhịp tim thường gặp nhất

Rối loạn nhịp tim ở độ tuổi tiền mãn kinh có cần uống thuốc?

Vai trò của Đông y trong hỗ trợ điều trị hồi hộp, tim đập nhanh

Tại sao không nên coi thường tình trạng hồi hộp, tim đập nhanh?

Cùng chuyên gia tìm hiểu cách điều trị hồi hộp, tim đập nhanh

Theo Bác sỹ Pugazhendhi Vijayaraman tại Geisinger Northeast (Mỹ), có nhiều dạng rối loạn nhịp tim, nhịp tim không đều, có thể là tạm thời hoặc vĩnh viễn. Trong đa số trường hợp, rối loạn nhịp tim là tình trạng khá vô hại. Tuy nhiên, bạn vẫn nên đi khám để được chẩn đoán, có hướng điều trị kịp thời nếu cần.

Một trong những dạng rối loạn nhịp tim thường gặp nhất là ngoại tâm thu thất. Đây là tình trạng trái tim đập quá sớm, gây ra một nhịp tim thứ hai mạnh hơn với cảm giác rung lên, đánh trống ngực… khó chịu. Trên thực tế, nhiều người còn trải qua cơn ngoại tâm thu thất gần như mỗi ngày mà không biết vì các triệu chứng không quá rõ rệt.

Uống nhiều rượu bia, đồ uống có chứa caffeine, hút thuốc lá và căng thẳng quá mức có thể là những yếu tố kích hoạt cơn rối loạn nhịp tim tạm thời, ví dụ như ngoại tâm thu thất. Ngoài ra, còn có nhiều yếu tố khác có thể gây rối loạn nhịp tim vĩnh viễn, mạn tính:

Bệnh động mạch vành

Bệnh động mạch vành cũng có thể gây áp lực lên tim, rối loạn nhịp tim

Động mạch vành là hệ thống mạch máu có chức năng mang oxy, dưỡng chất nuôi dưỡng trái tim. Tuy nhiên, chất béo, cholesterol và calci có thể tạo thành các mảng bám trong lòng động mạch, gây ra bệnh động mạch vành. Những mảng bám này có thể làm hạn chế lưu thông máu, gây áp lực lên trái tim.

Bác sỹ Pugazhendhi Vijayaraman cho biết bệnh động mạch vành có thể làm suy yếu trái tim bằng cách làm tăng áp lực lên tim. Một khi trái tim bị suy yếu, tình trạng rối loạn nhịp tim có thể bắt đầu xuất hiện. Cụ thể, bệnh động mạch vành có thể gây ra bệnh rung nhĩ khiến nhịp tim nhanh, làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông gây đau tim, đột quỵ.

Phẫu thuật tim

Phẫu thuật tim là một phương pháp điều trị cần thiết cho nhiều bệnh tim mạch, giúp cứu sống người bệnh. Tuy nhiên, phẫu thuật tim cũng có thể thay đổi cách trái tim hoạt động, bao gồm cả nhịp đập của trái tim.

Do phẫu thuật tim có thể làm tăng nguy cơ rối loạn nhịp tim, các bác sỹ sẽ phải thường xuyên theo dõi trái tim của bạn sau khi phẫu thuật.

Thay đổi ở cơ tim

Những người từng trải qua cơn đau tim sẽ có nguy cơ cao hình thành mô sẹo trên cơ tim. Mô sẹo này có thể khiến tim đập không đều bằng cách hạn chế hoặc thay đổi nhịp tim.

Chưa kể, sau khi bị đau tim, bạn cũng có nguy cơ cao mắc các bệnh cơ tim. Điều này có thể khiến trái tim bị sưng, phì đại khiến việc bơm máu trở nên khó khăn hơn, tăng nguy cơ bị rối loạn nhịp tim.

Mất cân bằng điện giải

Bác sỹ Pugazhendhi Vijayaraman cho biết, các chất điện giải (như natri, magne, kali và calci) có vai trò quan trọng trong việc điều hòa nhịp tim. Có quá ít hoặc quá nhiều chất điện giải trong cơ thể đều có thể gây rối loạn nhịp tim.

Bị rối loạn nhịp tim, khi nào cần đi khám?

Trong khi ngoại tâm thu thường là vô hại, một số dạng rối loạn nhịp tim như rung nhĩ, rung thất… lại nguy hiểm hơn vì có thể dẫn tới đau tim, ngừng tim đột ngột. Đặc biệt, rung thất là tình trạng có thể khiến trái tim tê liệt, không thể bơm máu. Nếu không được điều trị kịp thời, rung thất có thể dẫn tới ngừng tim.

Do đó, nếu cảm thấy tình trạng rối loạn nhịp tim kéo dài, hãy nhanh chóng đi khám để được bác sỹ xác định nguyên nhân, dạng rối loạn nhịp tim bạn đang gặp phải.

Đi khám ngay lập tức nếu bạn thấy cơn rối loạn nhịp tim đi kèm với các triệu chứng như chóng mặt, choáng ngất, khó thở, đau tức ngực. Những triệu chứng này có thể cảnh báo bạn đang bị đau tim. Nếu cơn rối loạn nhịp tim đi kèm với các triệu chứng như tê liệt một bên cơ thể, cơ bắp suy yếu, hay nhầm lẫn… rất có thể bạn đang trải qua cơn đột quỵ.

Vi Bùi H+ (Theo Geisinger)

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương với tinh chất Khổ sâm - hỗ trợ làm giảm hồi hộp, trống ngực do nhịp tim nhanh và phòng nguy cơ suy tim do rối loạn nhịp tim.

Sản phẩm dùng cho người bị rối loạn nhịp tim nhanh (nhịp nhanh nhĩ, thất, nhịp nhanh xoang), người mắc các bệnh tim, bệnh mạch vành, người bị di chứng sau biến cố tim mạch...

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Số điện thoại: 0243 775 9865 - 0283 977 8085.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch