- Chuyên đề:
- Bệnh run tay chân
- Bài tập thể dục, yoga
Một số bài tập có thể giúp người bệnh Parkinson cải thiện giọng nói, khả năng giao tiếp
Bị run tay chân: Dùng thuốc Tây cùng TPBVSK Vương Lão Kiện được không?
Bị run tay chân sau tai biến có dùng được TPBVSK Vương Lão Kiện không?
Dùng thuốc Trivastal, Madopar điều trị Parkinson bị chóng mặt phải xử lý như thế nào?
Ngón tay cái bị run giật khi dùng điện thoại có nguy hiểm không?
Các chuyên gia từ Công ty Great Speech (Mỹ) trả lời:
Chào bạn!
Người bệnh Parkinson thường gặp khó khăn khi nói, nuốt thức ăn. Dù không nguy hiểm tới tính mạng của người bệnh, nhưng các triệu chứng này có thể làm giảm chất lượng sống, khiến người bệnh Parkinson gặp khó khăn khi giao tiếp với mọi người xung quanh.
May mắn là người bệnh Parkinson có thể thực hành các bài tập trị liệu ngôn ngữ thường xuyên để cải thiện khả năng nói to và rõ ràng, từ đó cải thiện khả năng giao tiếp với mọi người xung quanh, lấy lại sự độc lập và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Dưới đây là 5 bài tập giúp cải thiện giọng nói cho người bệnh Parkinson, bạn có thể tham khảo để chỉ ông cách tập tại nhà:
1. Hít thở sâu
Nghe có vẻ đơn giản, nhưng đây là bài tập rất quan trọng, cần thiết để giữ cho phổi và cơ hoành (cơ ngăn giữa vị trí lồng ngực và ổ bụng) khỏe mạnh. Nhờ đó, người bệnh Parkinson có thể giữ được giọng nói to, rõ ràng hơn.
Để thực hiện bài tập hít thở sâu, trước tiên người bệnh Parkinson cần ngồi hoặc đứng thẳng. Người bệnh hít vào một hơi thật sâu bằng mũi, cho tới khi cảm thấy xương sườn và bụng bắt đầu giãn ra. Sau khi hít vào hết mức có thể, mím môi và thở ra từ từ bằng miệng.
Người bệnh có thể thực hiện hít thở sâu khoảng 10 lần trước khi chuyển sang các bài tập tiếp theo.
2. Tập kéo dài âm
Đây là bài tập tốt giúp người bệnh Parkinson cải thiện khả năng phát âm, khả năng diễn đạt của mình.
Sau khi hít một hơi thật sâu, người bệnh cần cố nói “a” thật lâu, kéo dài trong ít nhất 15 giây. Khi nói, bạn nên thử đẩy lực ra từ cơ hoành. Lặp lại bài tập này với các âm “ô”, “u”, “i”…
Nếu muốn thử nâng cao độ khó, người bệnh Parkinson có thể thử thay đổi xen kẽ giữa các âm, ví dụ như giữa “ô” và “i” trong 30 giây.
3. Kiểm soát âm lượng
Nhiều người bệnh Parkinson thường nói nhỏ hơn bình thường mà bản thân họ không hề nhận ra. Do đó, để cải thiện âm lượng, hãy tập nói to các từ đơn lẻ, ví dụ như đọc to, rõ ràng các số từ 1 - 20, đọc bảng chữ cái… mỗi khi có cơ hội.
4. Bài tập “chống đẩy” cho thanh quản
Bài tập này sẽ giúp người bệnh Parkinson phát âm rõ ràng hơn, kiểm soát âm lượng tốt hơn.
Để thực hiện bài tập này, trước tiên bạn cần hít một hơi thật sâu. Sau đó, khi thở ra (thường trong 6 - 7 giây), hãy cố phát âm “uh” hoặc “huh” một cách liên tục, nhanh nhất có thể, cố giữ cho âm thanh phát ra to và sắc nét, không bị lẫn vào nhau.
5. Một số bài tập khác
Ngoài các bài tập cụ thể như trên, người bệnh Parkinson còn có thể thực hiện một số bài tập đơn giản sau để củng cố giọng nói trong cuộc sống thường ngày:
- Đọc to các biển báo, tên cửa hiệu bạn thấy trên đường.
- Tập đọc thành tiếng khi đọc sách, tạp chí…
- Tập trung vào âm sắc và cao độ khi đọc to.
- Tập trung vào cách lưỡi và môi chuyển động mỗi khi nói.
- Thường xuyên hát to các bài hát mình yêu thích.
Người bệnh Parkinson nếu gặp khó khăn trong khi trò chuyện, trao đổi với người khác thì không nên vội nản lòng, từ bỏ. Thay vào đó, hãy tạm dừng, hít thở sâu vài lần trước khi nói tiếp. Bạn hãy động viên và cùng ông bạn luyện tập để cải thiện giọng nói cho ông của mình.
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
Vi Bùi (Theo Greatspeech)
TPBVSK Vương Lão Kiện - Hỗ trợ giảm run tay chân
Với thành phần chính là cao Thiên ma - Câu đằng, TPBVSK Vương Lão Kiện là sự lựa chọn phù hợp cho người bị run chân tay, không chủ động được chân tay.
Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Đừng để run chân tay là rào cản trong cuộc sống của bạn!
Tìm hiểu thêm về sản phẩm tại bài viết: TPBVSK VƯƠNG LÃO KIỆN
Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.
Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.
Số điện thoại: 0243.775.9865 - 0981.238.218
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Bình luận của bạn