Ngón tay cái bị run giật khi dùng điện thoại có nguy hiểm không?

Hiện tượng ngón cái run giật có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau

Làm sao để cải thiện tình trạng run tay mạn tính hiệu quả?

Dùng thuốc ổn định thần kinh chống run tay ảnh hưởng gì đến cơ thể?

Mách bạn các cách ngừng run tay nhanh chóng

Lý giải nguyên nhân khiến nhiều người bị run tay khi căng thẳng, hồi hộp

Các chuyên gia từ Healthline (Mỹ) trả lời:

Chào bạn!

Thông thường, tình trạng run ngón tay không phải lúc nào cũng được quan tâm. Bởi trong nhiều trường hợp, ngón cái có thể bị run giật như một phản ứng tạm thời với căng thẳng, lo âu, mệt mỏi, thiếu ngủ, sử dụng quá nhiều các chất kích thích (như caffeine), do chứng giật cơ hoặc tác dụng phụ của một số loại thuốc.

Tuy nhiên, nếu tình trạng ngón cái run giật khi dùng điện thoại có kèm với các triệu chứng khác như đau đớn, tê bì tay… thì bạn không nên coi thường mà hãy chủ động đi khám, cảnh giác với một số bệnh lý thần kinh dưới đây:

Run vô căn

Run vô căn là một bệnh lý di truyền, có thể gây run tay. Nếu bố hoặc mẹ bạn có chứa gen đột biến gây run vô căn, bạn sẽ có nhiều khả năng mắc phải căn bệnh này. Run vô căn có thể xảy ra với mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất ở người cao tuổi.

Run vô căn là một trong những nguyên nhân phổ biến gây run tay

Run vô căn là một trong những nguyên nhân phổ biến gây run tay

Với căn bệnh này, tình trạng run tay hay run ngón tay cái thường xuất hiện khi bạn cử động (ví dụ như khi viết, cầm đũa gắp đồ ăn). Cơn run có thể trở nên trầm trọng hơn khi bạn mệt mỏi, căng thẳng, đói hoặc sau khi uống caffeine.

Bệnh Parkinson

Parkinson là một bệnh thoái hóa thần kinh do tổn thương các tế bào thần kinh sản sinh ra dopamine. Đây là một chất dẫn truyền thần kinh giúp đảm bảo hoạt động quá trình truyền tin để chi hủy vận động một cách trơn tru, phối hợp tốt với nhau.

Việc thiếu hụt nồng độ dopamine ở người bệnh Parkinson gây ra các triệu chứng điển hình như run tay, run cánh tay, run chân hoặc đầu. Trong giai đoạn đầu, chứng run trội lên khi bạn đang nghỉ ngơi. Các triệu chứng khác bao gồm: Chân tay cứng dần, vận động chậm, chữ viết tay nhỏ đi, khả năng phối hợp kém, mất thăng bằng, khó nhai và nuốt…

Xử trí thế nào khi ngón tay cái bị run giật khi dùng điện thoại?

Trước mắt, bạn nên thử thực hiện một số cách giúp giảm run tự nhiên như:

- Thực hiện các bài tập giúp điều chỉnh tâm lý như ngồi thiền, hít thở sâu… để giảm lo lắng, cải thiện tình trạng run tay

- Tránh các yếu tố có thể kích hoạt cơn run giật ngón tay như cà phê, trà đặc, nước tăng lực…

- Massage ngón tay, bàn tay.

- Giãn căng các ngón tay để giảm căng cơ.

- Hạn chế dùng nhiều các thiết bị điện tử.

- Tham khảo sử dụng sản phẩm thảo dược chứa thiên ma, câu đằng: Đây là các thảo dược được ứng dụng từ lâu đời để hỗ trợ trị chứng run giật trong y học cổ truyền. "Bộ đôi" thảo dược này có tác dụng an thần, trấn kinh, ổn định dẫn truyền thần kinh, gián tiếp tăng nồng độ dopamine, giúp giảm run tay chân hiệu quả. Đặc biệt, với nguồn gốc thảo dược, các sản phẩn này an toàn, không gây tác dụng phụ, do đó bạn có thể tham khảo sử dụng tại nhà. Nếu tình trạng run giật ngón cái không được cải thiện sau vài tuần, hoặc cản trở tới khả năng thực hiện các hoạt động khác, bạn nên chủ động đi khám để được bác sĩ chẩn đoán, tư vấn cách điều trị phù hợp.

Chúc bạn và gia đình sức khỏe!

Vi Bùi (Lược dịch theo Healthline)

 

TPBVSK Vương Lão Kiện - Giúp giảm run tay chân do nhiều nguyên nhân

Với thành phần chính là cao Thiên ma - Câu đằng, TPBVSK Vương Lão Kiện là sự lựa chọn phù hợp cho người bị run chân tay, không chủ động được chân tay.

Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

Đừng để run chân tay trở thành rào cản trong cuộc sống của bạn!

Vuong-Lao-Kien

Tìm hiểu thêm về sản phẩm tại bài viết: TPBVSK VƯƠNG LÃO KIỆN

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.

Số điện thoại: 0243.775.9865 - 0981.238.218.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị