Củ nghệ đã được người Ấn Độ sử dụng từ cách đây hơn 4.000 năm
Tại sao phụ nữ sau sinh nên dùng nghệ?
6 lý do nên ăn nghệ mỗi ngày
Curcumin đẩy lùi tác hại của xạ trị ung thư
Curcumin - "tinh chất vàng" còn bị lãng phí
1. Nguyên liệu từ 4.000 năm trước
Cách đây ít nhất 4.000 năm (năm 1900 trước Công nguyên), người Ấn Độ đã sử dụng củ nghệ như một gia vị không thể thiếu của món cà ri và dược liệu để phòng và điều trị bệnh. Sau đó, nó được du nhập sang một số nước châu Á, châu Phi và vùng Caribe.
Mãi đến năm 1910, các nhà khoa học mới xác định được hoạt chất curcumin – thành phần tạo ra màu vàng đặc trưng và quyết định nhiều công dụng của củ nghệ. Từ đó, con người bắt đầu khám phá những lợi ích bất ngờ của curcumin đối với sức khỏe và củ nghệ lại càng được sử dụng phổ biến hơn nữa.
2. Có hàng nghìn công trình nghiên cứu về củ nghệ
Chris Kilham – tác giả của cuốn sách “Medicine Hunter” đánh giá cao lợi ích của củ nghệ
Chris Kilham – tác giả của cuốn sách “Medicine Hunter” nhận xét: “Nghệ là một trong những cây thuốc mang lại lợi ích lớn nhất cho nhân loại và được nghiên cứu nhiều nhất trong lịch sử”.
Tính đến tháng 1/2015, có gần 5.000 nghiên cứu về curcumin hoặc củ nghệ được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu PubMed của Viên Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH). Tất nhiên, không phải tất cả các nghiên cứu đều chứng minh được lợi ích của curcumin đối với sức khỏe nhưng đa phần đều cung cấp bằng chứng thuyết phục rằng nên bổ sung loại gia vị màu vàng này trong các bữa ăn hàng ngày.
3. Có nhiều lợi ích tiềm tàng
Nghệ vàng thường được biết đến với tác dụng chống viêm, chống oxy hóa, ngăn ngừa ký sinh trùng, làm lành vết thương và phòng ngừa sốt rét.
Trong các thử nghiệm lâm sàng, curcumin được chứng minh là có hiệu quả ở những người mắc hội chứng ruột kích thích, viêm loét đại tràng, bệnh về da, mắt, đái tháo đường, các bệnh thần kinh và thậm chí cả ung thư.
Tác dụng của củ nghệ vẫn chưa được nghiên cứu hết
Theo nghiên cứu công bố mới đây trên Tạp chí Stem Cell Research & Therapy, hợp chất ar-turmerone của củ nghệ đóng vai trò quan trọng trong quá trình "tự sửa chữa" các tổn thương của não bộ. Ar-turmerone có khả năng thúc đẩy các tế bào gốc thần kinh nội sinh biệt hoá thành các tế bào thần kinh nhằm bù đắp các tổn thương ở não, đặc biệt là tổn thương do bệnh Alzheimer.
4. Tác dụng phụ tích cực
Bổ sung curcumin liều cao có thể dẫn đến tiêu chảy và buồn nôn. Curcumin có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc điều trị tăng huyết áp talinolol kể cả ở liều thông thường nhất (300mg/ngày).
Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, so với dược phẩm thì tác dụng phụ của nghệ và curcumin vẫn “rất tích cực”. Chẳng hạn, cùng tác dụng giảm đau, thuốc ibuprofen có thể gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm như suy thận, đau tim và đột quỵ nếu dùng quá liều.
“Khi bạn dùng nghệ để giảm đau, bạn thậm chí còn được hưởng thêm các lợi ích “không mong muốn” như chống viêm và chống oxy hóa”, tác giả Chris Kilham cho biết.
5. Dễ dàng bổ sung
Có thể bổ sung curcumin từ nghệ trong các món ăn hoặc thực phẩm chức năng
Dù có tác dụng như dược phẩm, nghệ vẫn là một loại gia vị rất dễ kiếm, dễ ăn và không lo quá liều bởi mỗi gram nghệ chỉ chứa 20 – 50mg curcumin. Bạn cũng có thể bổ sung hợp chất này qua thực phẩm chức năng viên nang curcumin.
Tuy nhiên, một trong những điểm yếu của curcumin là chúng rất khó hấp thu trong cơ thể. Các nghiên cứu cho thấy nên bổ sung curcumin kèm với một ít chất béo (dầu olive hoặc dầu dừa), hạt tiêu đen. Các thực phẩm này có thể làm chậm tốc độ chuyển hóa của curcumin và giúp cơ thể dễ hấp thu hơn. Nano curcumin (curcumin được bào chế bằng công nghệ nano) cũng là một sự lựa chọn hợp lý. Nano curcumin có kích thước siêu nhỏ (dưới 100nm) có thể xâm nhập tốt vào tế bào và độ hấp thu có thể lên tới 90 - 95%.
Với bề dày lịch sử và những công dụng đối với sức khỏe đã được chứng minh, nghệ xứng đáng có một vị trí trong các bữa ăn nhà bạn.
Bình luận của bạn