5 lời khuyên cho các nàng trong những ngày "đèn đỏ"

Đặt túi chườm nóng vào bụng dưới nếu bạn cảm thấy đau bụng kinh - Ảnh: Getty / Thinkstock

Quan hệ trong ngày “đèn đỏ” có thể mang thai?

Làm sao để cải thiện rối loạn kinh nguyệt hậu COVID-19?

Vaccine phòng COVID-19 có ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt?

Cải thiện rối loạn kinh nguyệt bằng sản phẩm thảo dược tự nhiên

Khi đến kỳ kinh, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi hơn bao giờ hết, kèm theo cảm giác khó chịu. Theo TS. BS Swetha MP làm việc tại Bệnh viện Motherhood (Ấn Độ), có 5 mẹo có thể giúp bạn cảm thấy dễ chịu và dễ dàng vượt qua thời điểm này trong tháng.

1. Giảm đau bụng kinh

Những cơn đau bụng kinh có thể bắt đầu 1-2 ngày trước khi bắt đầu hành kinh và kéo dài trong vài ngày. Chúng là những cơn co thắt cơ trong tử cung do sự giải phóng loại hormone gọi là prostaglandin (một loại acid béo không bão hòa có ở các mô). Trong khi một số phụ nữ chỉ bị các triệu chứng nhẹ, những người khác có thể phải vật lộn với những cơn đau dữ dội, chóng mặt, buồn nôn và đi ngoài ra phân lỏng.

Cách giúp giảm đau bụng ngày "đèn đỏ" gồm:

- Đắt túi chườm nóng vào lưng và bụng dưới.

- Tắm bằng muối Epsom thêm vài giọt tinh dầu (lượng vừa đủ dùng) như tinh dầu hoa oải hương và cây xô thơm.

- Dùng tinh dầu jojoba và xô thơm để xoa bóp nhẹ nhàng vùng bụng.

- Để cải thiện tình trạng chuột rút cơ, bạn hãy thực hiện các động tác kéo giãn và bài tập thể dục đơn giản như đi bộ, yoga...

- Thực hiện liệu pháp massage.

2. Giảm tình trạng đầy hơi, chướng bụng

Đầy hơi, chướng bụng là các triệu chứng điển hình bạn có thể gặp phải trước và trong kỳ kinh nguyệt. Có một số mẹo đơn giản giúp giảm bớt triệu chứng trên như:

- Uống đủ nước. Mỗi người sẽ cần lượng nước uống khác nhau tùy thuộc vào trọng lượng cơ thể. Tuy nhiên, theo Viện Hàn lâm Khoa học, Kỹ thuật và Y học Hoa Kỳ đã đưa ra khuyến cáo về lượng nước trung bình cần cung cấp cho cơ thể mỗi ngày ở người trưởng thành như sau: Nam giới khoảng 3,7 lít/ngày; Nữ giới 2,7 lít/ngày.

- Tăng lượng trái cây và rau quả trong chế độ ăn của bạn. Đảm bảo rằng bổ sung đầy đủ lượng protein, chất xơ, vitamin và khoáng chất.

- Tránh xa cà phê, đồ uống có cồn. Thay vào đó, hãy nhâm nhi các loại trà thảo mộc như hoa cúc, gừng và bạc hà.

- Dành thời gian để nghỉ ngơi.

- Tập thể dục hoặc yoga.

Một số bài tập yoga có thể giúp giảm đau bụng, đầy hơi trong thời kỳ kinh nguyệt

Một số bài tập yoga có thể giúp giảm đau bụng, đầy hơi trong thời kỳ kinh nguyệt

3. Ăn chocolate đen

TS. Swetha cho biết, bổ sung 40-120gr chocolate đen mỗi ngày khi đang trong kỳ kinh nguyệt có thể giúp giảm bớt khó chịu. Lý do vì nồng độ magne cao của chocolate có thể làm giảm chứng chuột rút trong ngày "đèn đỏ". Ngoài ra, mange còn hỗ trợ thư giãn cơ bắp và có thể ngăn ngừa sự tạo ra các chất gây chuột rút.

4. Ngăn ngừa mùi

Vùng kín có mùi nhẹ là bình thường. Mùi của vùng kín thường thay đổi trong suốt chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Lượng dịch nhiều nhất, có thể có mùi, thường là giữa chu kỳ. Mùi của vùng kín có thể nặng hơn sau khi giao hợp. Tuy nhiên, mùi khó chịu nồng nặc, đặc biệt là mùi hôi liên tục trong vài ngày và có mùi tanh, có thể là triệu chứng của một vấn đề sức khỏe. Bạn nên đến gặp các bác sỹ chuyên gia để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Để ngăn ngừa mùi trong kỳ kinh nguyệt bạn nên vệ sinh vùng kín sạch sẽ, có thể dùng nước ấm để rửa bên trong âm hộ; Tránh sử dụng xà phòng vì có thể gây kích ứng và làm đảo lộn sự cân bằng độ pH của âm đạo.

5. Giữ cho vùng kín luôn sạch sẽ

Bạn nên thay băng vệ sinh nếu cảm thấy bẩn hoặc có mùi hôi. Rửa kỹ tay bằng nước và xà phòng nhẹ. Nên thay đổi băng vệ sinh không quá 8 giờ. Đối với người sử dụng cốc nguyệt san, nên lấy ra vệ sinh sau 4h, dùng nước rửa chuyên dụng để làm sạch. Không sử dụng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa khác để thay thế. Vì không an toàn cho sức khỏe và có thể gây kích ứng vùng kín./

 
Lê Tuyết ( Theo Indian Express)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Phụ khoa