Viêm khớp vẩy nến gây ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt
Viêm khớp vẩy nến nên ăn gì?
10 cách giảm đau cho bệnh nhân viêm khớp trong ngày lạnh
Nọc ong có thể giúp giảm viêm khớp?
Cơn đau do viêm khớp dạng thấp thêm nặng vì thời tiết thất thường
1. Tôi mắc bệnh vẩy nến, chắc chắn tôi sẽ bị viêm khớp vẩy nến
Trên thực tế, hầu hết người bệnh mắc bệnh vẩy nến sau đó được chẩn đoán viêm khớp vảy nến. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 15 – 30% bệnh nhân vảy nến có tình trạng viêm khớp.
2. Thuốc là biện pháp duy nhất làm giảm triệu chứng
Cùng với việc dùng thuốc, người bệnh có thể thay đổi lối sống và chế độ ăn uống để giảm viêm và các triệu chứng của bệnh. Theo nghiên cứu công bố tháng 6/2014 trên Tạp chí Annals of Rheumatic Diseases, duy trì trọng lượng khỏe mạnh hoặc giảm cân nếu thừa cân thông qua kiểm soát dinh dưỡng và hoạt động thể chất sẽ giúp bệnh nhân viêm khớp vẩy nến giảm viêm và cải thiện độ nhạy insulin hơn những người chỉ sử dụng thuốc để điều trị bệnh viêm khớp vẩy nến.
3. Viêm khớp vẩy nến chỉ ảnh hưởng tới các khớp
Viêm khớp vảy nến chủ yếu ảnh hưởng đến các khớp xương, nhưng nó cũng có thể gây ra một loạt các triệu chứng khắp cơ thể. Bệnh có thể gây mệt mỏi, trầm cảm, sưng đau các ngón và viêm màng bồ đào. Những người mắc bệnh viêm khớp vẩy nến còn có nguy cơ cao mắc bệnh tim và nó cũng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho những người bị viêm khớp vẩy nến.
4. Chẩn đoán viêm khớp vẩy nến khá đơn giản
Không phương pháp xét nghiệm cụ thể nào có thể cho biết chắc chắn một người có bị bệnh viêm khớp vẩy nến hay không. Các bác sỹ thường thăm khám, tìm hiểu triệu chứng, đọc bệnh sử người bệnh. Sau đó sẽ yêu cầu người bệnh chụp X-quang để phát hiện những thay đổi trong xương khớp, xét nghiệm máu để tìm những dấu hiệu của viêm nhiễm rồi mới có thể đưa ra kết luận người bệnh có bị viêm khớp vẩy nến hay không.
5. Viêm khớp vẩy nến ảnh hưởng đến phụ nữ và người cao tuổi
Mặc dù hầu hết mọi người được chẩn đoán mắc bệnh viêm khớp vảy nến ở độ tuổi từ 30 tới 50, căn bệnh này có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai và ở bất cứ độ tuổi nào. Những đứa trẻ có bố mẹ mắc bệnh vẩy nến có nguy cơ mắc bệnh vẩy nến và phát triển viêm khớp vẩy nến cao hơn những đứa trẻ sinh ra từ bố mẹ không mắc căn bệnh này. Ngoài ra, không giống như các bệnh tự miễn khác như viêm khớp dạng thấp hay bệnh Graves (bệnh cường giáp tự miễn) thường ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn nam giới, tỷ lệ viêm khớp vẩy nến ở nam giới và nữ giới là như nhau.
Bình luận của bạn