Thực phẩm chứa probiotic có thể gây ra tác dụng phụ nguy hiểm
Bổ sung lợi khuẩn thế nào khi không thích ăn sữa chua?
Tập thể dục làm tăng lợi khuẩn trong ruột
Hệ tiêu hóa gặp vấn đề gì khi trẻ biếng ăn?
Lợi khuẩn đường ruột có thể ngăn hàng loạt bệnh liên quan đến lão hóa
Ăn các thực phẩm giàu lợi khuẩn đường ruột như sữa chua, kefir, bắp cải muối, kimchi… có thể giúp làm giảm nguy cơ nhiễm trùng, cải thiện tiêu hóa và giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. Tuy nhiên, với những người đang mắc bệnh hoặc người có hệ miễn dịch yếu, các thực phẩm này lại có thể gây ra một số phản ứng phụ, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Rối loạn tiêu hóa
Một số người có thể bị đầy hơi, đầy bụng khi mới bắt đầu ăn nhiều thực phẩm giàu probiotic. Dù không biết chính xác tại sao một số người lại bị như vậy, nhưng những triệu chứng thường tự thuyên giảm sau một vài tuần. Ngoài ra, một vài người có thể bị táo bón khi ăn các thực phẩm chứa probiotic từ nấm men.
Để phòng ngừa nguy cơ này, bạn nên bắt đầu bổ sung thực phẩm giàu probiotic một cách từ từ, tăng dần lượng tiêu thụ trong một vài tuần. Điều này có thể giúp cơ thể điều chỉnh tốt hơn, làm quen dần với các lợi khuẩn trong thực phẩm.
Một vài người có thể bị rối loạn tiêu hóa khi ăn thực phẩm giàu probiotic
Tuy nhiên, nếu tình trạng đầy hơi, khó chịu… vẫn tiếp diễn sau một vài tuần, bạn nên ngừng tiêu thụ các thực phẩm này và tham khảo ý kiến từ các bác sỹ, chuyên gia dinh dưỡng.
Đau đầu
Các thực phẩm có chứa nhiều chất đạm và được lên men bởi vi khuẩn như sữa chua, bắp cải muối, kimchi… thường chứa nhiều hợp chất amine. Nhiều nhà khoa học cho rằng amine có thể kích thích hệ thống thần kinh trung ương, làm tăng/giảm lưu lượng máu và có thể gây đau nhức đầu ở một số người.
Hãy chú ý xem tình trạng đau đầu xảy ra khi bạn ăn các thực phẩm giàu probiotic nào, và tránh các thực phẩm này trong chế độ ăn uống hàng ngày.
Gây sưng, viêm
Một số chủng vi khuẩn như Lactobacillus buchneri, Lactobacillus helveticus, và Streptococcus thermophilus… có thể làm tăng sản sinh histamine trong đường tiêu hóa, có thể khiến mạch máu giãn nở, dễ thẩm thấu hơn và gây sưng đỏ trên da, các triệu chứng dị ứng như ngứa, chảy mắt nước, nước mũi hoặc khó thở.
Tốt hơn hết, những người bất dung nạp histamine nên tránh các thực phẩm giàu lợi khuẩn đường ruột có thể làm tăng sản sinh histamine trong cơ thể.
Dị ứng
Những người bị bất dung nạp hoặc bị dị ứng với một số thành phần nào đó nên chú ý đọc nhãn sản phẩm cẩn thận. Các thực phẩm giàu probiotic như sữa, trứng hoặc đậu nành… có thể gây khó chịu, nôn mửa, đầy bụng nếu bạn bị dị ứng.
Tăng nguy cơ nhiễm khuẩn
Những người có hệ miễn dịch yếu, mắc các bệnh mạn tính, viêm tụy cấp, người đặt catheter tĩnh mạch hoặc những người vừa làm phẫu thuật… không nên ăn nhiều thực phẩm giàu probiotic. Bởi ăn những thực phẩm này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn từ thực phẩm, dù nguy cơ không quá cao.
Bình luận của bạn