5 thực phẩm cần tránh với người bệnh đái tháo đường

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát bệnh đái tháo đường

Nếu mắc bệnh đái tháo đường, bạn nên ăn hạt sen ngay và luôn!

Bệnh đái tháo đường có thể làm tăng nguy cơ viêm xương khớp, loãng xương

Tại sao người bệnh đái tháo đường bị rụng tóc?

9 thực phẩm giúp hạ đường huyết cho người bệnh đái tháo đường

Đường

Đường dù ở hình thức nào cũng đều có thể gây nguy hiểm cho bệnh nhân đái tháo đường. Bệnh nhân đái tháo đường ăn đường có thể làm tăng lượng đường trong máu một cách đột biến. Để đảm bảo an toàn, người bệnh đái tháo đường nên sử dụng các loại đường tự nhiên có trong các loại trái cây như: Táo, cam, dâu tây, chanh và mận.

Nước ép trái cây 

Một loại đồ uống tưởng chừng như lành mạnh với nhiều người - nước ép trái cây, lại có thể làm tăng cao đường huyết cho người bệnh đái tháo đường. Theo chuyên gia dinh dưỡng Franziska Spritzler (người Mỹ), nước ép trái cây thường có hàm lượng đường cao và có thể làm tăng đường huyết nếu bạn uống quá nhiều. Chưa hết, uống nước ép trái cây cũng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng kháng insulin ở người bệnh đái tháo đường. Thay vì uống nước ép, người bệnh đái tháo đường nên ăn trực tiếp các loại trái cây vì điều này có thể giúp giảm nguy cơ đường huyết tăng cao.

Thực phẩm tinh chế

Thực phẩm tinh chế bao gồm các loại thực phẩm như: Bánh mì trắng, ngũ cốc ăn sáng, bánh ngọt, bánh quy, mì ống trắng... Về cơ bản, bất cứ thứ gì được làm từ bột tinh chế đều gây nguy hiểm cho bệnh nhân đái tháo đường. Những loại thực phẩm này làm tăng lượng đường trong máu. Chúng cũng có thể làm tăng kháng insulin, khiến người bệnh đái tháo đường khó kiểm soát lượng đường trong máu.

Thực phẩm chiên rán

Người mắc bệnh đái tháo đường cần hạn chế các loại thực phẩm chiên rán

Người mắc bệnh đái tháo đường cũng cần hạn chế các loại thực phẩm chiên rán. Chúng  chứa nhiều dầu mỡ và có nhiều tinh bột. Điều này sẽ làm tăng lượng calorie mà người bệnh đái tháo đường ăn uống hàng ngày. Ngoài ra, các loại thực phẩm này còn được nấu chín trong các loại dầu có chứa chất béo chuyển hóa, thủ phạm chính làm tăng lượng cholesterol trong máu và gây ra bệnh tim.

Rau có tinh bột

Tất cả các loại rau có hàm lượng tinh bột cao đều không hề tốt cho người bệnh đái tháo đường. Chúng bao gồm các loại rau củ như khoai tây, ngô ngọt, khoai lang.

Ngoài việc hạn chế các loại thực phẩm nêu trên, người bệnh đái tháo đường nên cân nhắc việc sử dụng các sản phẩm chứa các loại thảo dược có tác dụng hạ đường huyết như khổ qua, dây thìa canh, tảo Spirulina... để kiểm soát bệnh đái tháo đường và phòng ngừa biến chứng do đái tháo đường gây ra. Các thảo dược này cũng rất tốt để phòng ngừa bệnh tiểu đường cho những người có nguy cơ cao mắc đái tháo đường.

Trần Lưu H+ (Theo TheHealthsite)

Gợi ý sản phẩm thực phẩm chức năng TĐCare giúp ổn định đường huyết, ngăn ngừa biến chứng đái tháo đường:

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe TĐCARE có thành phần 100% thảo dược tự nhiên kết hợp từ 7 thảo dược quý (Khổ qua, dây thìa canh, tảo spirulina, thương truật, linh chi, sinh địa, hoài sơn) có tác dụng hỗ trợ hạ đường huyết, giảm chỉ số HbA1c, giảm các nguy cơ biến chứng của bệnh tiểu đường.

Sản phẩm dùng cho người đái tháo đường, tiền đái tháo đường và người có nguy cơ cao mắc đái tháo đường.

Thông tin chi tiết vui lòng truy cập website tdcare.vn hoặc gọi 19006436 để được tư vấn trực tiếp.

Số giấy phép QC: 00811/2018/ATTP-XNQC

Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Sản xuất và chịu trách nhiệm về sản phẩm: Công ty Cổ phần Dược phẩm Gia Nguyễn – Đường YP6, KCN Yên Phong, Đông Phong, Yên Phong, Bắc Ninh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết