6 loại rau củ giàu dinh dưỡng hơn khi luộc

Khao tây giàu dinh dưỡng hơn khi được luộc lên

Tận dụng thịt gà luộc ngày Tết nấu súp siêu ngon

Rau củ quả - nấu bao lâu là đủ?

Tuyệt chiêu luộc bánh chưng xanh mướt không cần hóa chất

Ăn cua đá luộc: Một trẻ cấp cứu, một trẻ tử vong

Khoai tây: Khoai tây vốn được biết là thực phẩm ngon, rẻ và nhiều dinh dưỡng, nhưng bằng cách nào loại rau nhiều tác dụng này lại có thể phát huy được dưỡng chất vốn có của nó, đó là sử dụng các món ăn luộc với khoai tây. Khi luộc khoai tây hàm lượng calorie trong khoai tây sẽ giảm. Đây là một gợi ý cho những người đang muốn giảm cân.

Với các món ăn làm từ khoai tây, bạn nên ăn những món như khoai tây luộc, hầm. Tuyệt đối không nên chiên, vì khoai tây chiên chứa nhiều chất béo, sẽ khiến bạn không những không giảm được béo bụng nhanh mà ngược lại.

Khoai lang: Khoai lang giàu năng lượng và chất xơ, rất tốt cho hệ tiêu hóa. Tác dụng này phát huy tối đa sau khi khoai được luộc chín.

Cà rốtĐể giữ được các chất dinh dưỡng có trong cà rốt bạn nên đun sôi một ít cà rốt trong nước thường và cho thêm một chút muối, một chút ớt vào. Cà rốt luộc sẽ rất tốt cho mắt.    

Thông thường cà rốt được cắt thành mảnh nhỏ, vuông vức và ăn sau khi đã luộc hay hấp.  

Rau bina: Theo các nhà khoa học, rau bina nói riêng và các loại rau xanh nói chung cung cấp lợi ích và chất dinh dưỡng tối đa cho cơ thể khi ở dạng luộc.  

Súp lơ: Súp lơ xanh và trắng nên được hấp hoặc luộc chín. Bằng cách này, các chất dinh dưỡng và vitamin trong súp lơ được bảo toàn, đồng thời được chuyển hóa tốt nhất khi hấp thụ vào cơ thể. Bạn có thể thêm một muỗng canh dầu ô liu để hương vị thơm ngon hơn.

Củ cải đường: Mỗi ngày, ăn một một củ cải đường đã được luộc chín sẽ giúp cải thiện tuần hoàn máu và các vấn đề kinh nguyệt. Nhưng lưu ý, củ cải đường chỉ nên đun sôi trong 3 phút.    

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng