6 tác dụng phụ khi bổ sung calci mà bạn cần phải biết

Những điều cần phải biết khi bổ sung calci

Người bị sỏi thận có được uống sữa không?

Uống calci vẫn loãng xương, thoái hóa khớp như thường

Mang bầu được 15 tuần có nên bổ sung calci?

Uống calci, magne và probiotics vào thời điểm nào là tốt nhất?

Không thể phủ nhận những lợi ích cho sức khoẻ khi bổ sung calci (canxi, calcicum), đặc biệt đối với phụ nữ mang thai hoặc những người mắc bệnh loãng xương, viêm khớp. Tuy nhiên, theo TS. Pradip Shah công tác tại Bệnh viện Fortis (Mumbai, Ấn Độ), bổ sung calci không đúng liều lượng và chưa đúng cách có thể dẫn đến 1 trong 6 tác dụng phụ như sau:

Táo bón: Bổ sung quá nhiều calci sẽ làm cho bạn có thể bị táo bón, đồng thời gây ra chứng chán ăn, buồn nôn, khó tiêu và các triệu chứng khác. Chính vì vậy, không dùng thuốc kháng acid cùng thời điểm với calci. Hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều oxalat như: Rau chân vịt, rau dền, măng tây, hành, đậu trắng, đậu tương… Hạn chế ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo, các loại dầu và chất xơ. 

Giảm hiệu quả của một số loại thuốc: Không nên bổ sung calci cùng thời điểm với bổ sung viên sắt, uống thuốc điều trị bệnh tim mạch. 

Sỏi thận: Đối với những người có tiền sử sỏi thận, nguy cơ tái phát có thể tăng cao do bổ sung calci. Sỏi thận phát triển do các tinh thể như calci, acid uric và oxalate hình thành trong nước tiểu. Hầu hết sỏi thận có chứa calci.

Bổ sung calci quá liều gây hậu quả khôn lường

Ngộ độc vitamin D: Việc bổ sung calci và vitamin D cùng lúc nó có thể dẫn đến ngộ độc vitamin D. Hậu quả chính của ngộ độc vitamin D là làm tăng calci máu, dẫn tới chán ăn, buồn nôn và nôn. Người bệnh cảm thấy mệt mỏi, tiểu tiện thường xuyên. Calci máu cao có thể gây vôi hóa mạch máu và mô, làm tổn thương tim, các mạch máu và thận. Nhiều nghiên cứu cho thấy, việc bổ sung cả calci (1.000 mg/ngày) và vitamin D (400 IU) ở phụ nữ tiền mãn kinh làm tăng 17% nguy cơ sỏi thận trong vòng 7 năm.

Chuột rút cơ bắp: Một tác dụng phụ của việc sử dụng bổ sung calci là nó có thể gây ra chuột rút cơ bắp và đau đớn. Tác dụng phụ này phổ biến hơn ở những người lớn tuổi bổ sung calci để phòng loãng xương. Lúc này, các mô, cơ bắp sẽ bắt đầu tích lũy calci và gây đau khớp, chuột rút.

Cáu gắt: Cả thiếu lẫn thừa calci đều có thể khiến thần kinh căng thẳng, hay cáu gắt.

Cách bổ sung calci đúng cách:

Phương pháp bổ sung calci hiệu quả nhất chính là thông qua các loại thực phẩm thiên nhiên như: Thuỷ - hải sản, rau diếp, bắp cải, cải xoăn, cần tây, sữa và các chế phẩm từ sữa…

Mặc dù có nhiều trong thực phẩm nhưng đối với một số đối tượng có nhu cầu calci lớn như trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ tiền mãn kinh/mãn kinh, người cao tuổi… thì việc bổ sung calci từ thực phẩm chức năng là điều cần thiết. Tuy nhiên, không nên bổ sung calci một cách tùy tiện mà phải đúng chỉ dẫn của bác sỹ, chuyên gia y tế hoặc dược sỹ.

Theo Viện Y khoa Quốc gia Mỹ, lượng vitamin D tối đa nên nạp vào cơ thể mỗi ngày (ULs) theo tuổi là:

Từ 0 – 6 tháng tuổi: 1.000IU (25mcg)

Từ 7 – 12 tháng tuổi: 1.500IU (38mcg)

Từ 1 – 3 tuổi: 2.500 IU (63mcg)

Từ 4 – 8 tuổi: 3.000IU (75mcg)

Trên 9 tuổi: 4.000IU (100mcg)

Phụ nữ có thai và cho con bú: 4.000IU (100mcg)

Lưu ý bổ sung calci cho phụ nữ mang thai:

Việc bổ sung calci khi mang thai là cần thiết, tuy nhiên nếu uống calci quá liều thì sẽ gây ra những tác hại không mong muốn. Việc cơ thể dư calci sẽ làm cho các bà bầu bị táo bón, tăng nguy cơ bị sỏi thận, làm giảm sự hấp thu sắt và kẽm của cơ thể, gây ra tình trạng thiếu máu. Thừa calci khi mang thai còn khiến cho thai nhi có nguy cơ bị tăng calci trong máu, xương hàm của bé có thể bị biến dạng, ảnh hưởng tới sức khỏe và giảm tính thẩm mỹ. Hơn nữa, bánh nhau có thể bị tăng độ calci hóa, làm giảm sự trao đổi chất giữa mẹ và thai nhi, ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.

Biết Tuốt H+

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất