6 yếu tố môi trường làm tái phát vẩy nến

Vẩy nến rất dễ bùng phát trong mùa hanh khô

Người mắc bệnh vẩy nến có nên uống rượu, bia?

Bệnh vẩy nến – Vì đâu nên nỗi?

Người bị vẩy nến có mắc kèm các bệnh khác không?

Kim Kardashian vẫn xuất hiện tự tin và xinh đẹp dù mắc vẩy nến

Nguy cơ nhồi máu cơ tim ở bệnh nhân vẩy nến

1. Tổn thương da

Đôi khi, một chấn thương trên da có thể gây bùng phát vẩy nến, hiện tượng này gọi là Koebner. Điều đó cũng có thể xảy ra ở các bệnh ngoài da khác như: Eczema, bệnh lichen phẳng. Có thể phải mất 2 – 6 tuần để vẩy nến phát triển sau khi xảy ra chấn thương. Những chấn thương gây ra vẩy nến bao gồm:

- Trầy da

- Tăng ma sát, cọ xát từ quần áo với da như: Nếp gấp ở nách hoặc ngực

- Cháy nắng

- Phát ban do virus

- Phát ban do thuốc

2. Thời tiết

Thời tiết là một trong những yếu tố dễ làm bùng phát vẩy nến. Việc tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời (vừa phải) trong những ngày nắng nóng có thể giúp cải thiện tình trạng phát ban. Song vào các ngày mùa đông, tình trạng phát ban có thể bùng phát dữ dội hơn.

3. Căng thẳng

Căng thẳng về tâm lý từ lâu đã được coi như một yếu tố dễ làm bùng phát vẩy nến. Nghiên cứu cho thấy, những người có chỉ số lo lắng cao sẽ giảm 2 lần khả năng đáp ứng với các phương pháp điều trị bệnh vẩy nến so với những người bình thường.

4. Nhiễm trùng

Hiện tượng nhiễm trùng do virus/vi khuẩn sẽ làm bùng phát vẩy nến. Nhiễm trùng liên cầu khuẩn Streptococcus có thể gây viêm amidan, áp xe răng, viêm mô tế bào, chốc lở… cũng là nguy cơ làm bùng phát tình trạng vẩy nến thể giọt ở trẻ em.

Vẩy nến có thể tái phát do sự tấn công của virus/vi khuẩn

Virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) không làm tăng tần suất của vẩy nến, nhưng làm tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh.

5. Thiếu hụt vitamin

Nồng độ calci thấp được coi là một trong những yếu tố làm bùng phát vẩy nến. Song cũng cần lưu ý rằng, một số loại thuốc chứa vitamin D có thể được sử dụng để điều trị vẩy nến (tuy nhiên, sự suy giảm lượng vitamin D không làm bùng phát căn bệnh này).

6. Một số loại thuốc

Một số loại thuốc khác nhau có thể gây ra vẩy nến hoặc làm trầm trọng thêm căn bệnh này. Dưới đây là một số loại thuốc cần lưu ý:

  • Chloroquine: Được sử dụng để điều trị hoặc ngăn ngừa bệnh sốt rét.
  • Chất ức chế ACE: Được sử dụng để điều trị tăng huyết áp như monopril, captopril và lisinopril.
  • Thuốc chẹn beta: Được sử dụng để điều trị tăng huyết áp. Chẳng hạn như Lopressor và atenolol.
  • Lithium: Một loại thuốc dùng để điều trị rối loạn lưỡng cực.
  • Indocin: Một loại thuốc chống viêm được sử dụng để điều trị các bệnh như gout, viêm khớp.

Ngoài ra, corticosteroid vốn được sử dụng để điều trị vẩy nến cũng có thể gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm.

Một số loại thuốc như prednisone hoặc solumedrol nếu ngưng dùng đột ngột cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến bùng phát vẩy nến.

Hiện nay, để hạn chế những tác dụng phụ nguy hiểm của thuốc tây, một trong những phương pháp đang được người bệnh vẩy nến ưu tiên sử dụng là dùng sản phẩm thiên nhiên chứa thành phần chính là chitosan (có nhiều trong vỏ giáp xác như tôm, cua…). Chitosan khi được kết hợp cùng ba chạc, phá cố chỉ, lá sòi… sẽ tạo nên loại kem thảo dược giúp tác động trực tiếp đến vùng da bị vẩy nến, điều hòa hệ miễn dịch, tăng cường tái tạo da, dưỡng da, làm giảm tình trạng viêm ngứa, sưng đỏ, từ đó hỗ trợ điều trị vẩy nến hiệu quả, không gây kích ứng da, đem lại một làn da mịn màng, sạch vẩy.

Để điều trị vẩy nến an toàn và hiệu quả bền vững, người bệnh nên tránh xa những yếu tố nguy cơ gây bệnh, sống lành mạnh, khoa học, đồng thời phối hợp nhiều biện pháp điều trị bệnh an toàn như sử dụng sản phẩm thảo dược chứa thành phần chính từ chitosan mỗi ngày.

Hoài Thương H+

Bị vẩy nến, đừng quên kem thảo dược Explaq
Sở hữu một làn da mịn màng là mơ ước của tất cả mọi người. Tuy nhiên, làn da bị tổn thương khiến bạn luôn mặc cảm, tự ti khi giao tiếp.
Hiện nay, nhiều người đang lựa chọn dùng các loại kem bôi nguồn gốc thảo dược để giúp da trở nên mịn màng, góp phần làm sạch vẩy nến mà không phải lo ngại bị kích ứng da, trong đó điển hình là kem thảo dược thiên nhiên Explaq. Kem Explaq với thành phần chính là chitosan – được tinh chế từ vỏ tôm, cua… kết hợp với các thành phần khác góp phần làm sạch vẩy nến và các tế bào da chết, dưỡng da, duy trì độ ẩm, làm dịu da, giữ cho da mềm mại, mịn màng.
Để làn da mịn màng, sạch vẩy, nên dùng Explaq hàng ngày. Trước khi bôi Explaq, lau sạch vùng da cần chăm sóc bằng nước ấm. Bôi vào các buổi sáng, tối trước khi đi ngủ và duy trì cả khi đã khỏi.
GPQC: 069/14/QCMP-HN
*Thông tin Sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Da liễu