Có thể dự phòng bệnh lý mạn tính thường gặp ở người cao tuổi bằng chế độ dinh dưỡng, tập luyện
Phòng loãng xương ở người cao tuổi?
Già không lo... rụng răng
Lưu ý đối với người mắc bệnh tim mạch trong dịp Tết
Xơ vữa động mạch: Bệnh xơ vữa động mạch là bệnh do động mạch bị xơ cứng và nhỏ hẹp hơn bình thường, bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ vùng nào trong cơ thể và là nguyên nhân chính gây đột quỵ, cơn đau tim và thiểu năng tuần hoàn ở cẳng chân với người cao tuổi.
Đột quỵ: Nguyên nhân chính là do sự mất kiểm soát về mỡ máu dẫn tới gia tăng đột biến các phân tử cholesterol, gây tắc nghẽn mạch và sự mất độ đàn hồi do lão hóa của các mạch máu. Tai biến động mạch não là nguyên nhân tử vong thứ ba ở người cao tuổi và có thể gây ra một số tổn thất thần kinh như liệt nửa người, mất thị giác, ngôn từ, suy giảm chức năng nhận biết.
Đái tháo đường: Ở người cao tuổi, nguyên nhân dẫn tới đái tháo đường là do các chức năng chuyển hóa suy giảm, đặc biệt rối loạn chuyển hóa cacbohydrate khi hormone insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, khiến mức đường trong máu luôn cao.
Viêm xương khớp ảnh hưởng tới quá nửa số người cao tuổi. Lớp sụn lót đầu khớp xương bị hao mòn, xương mới có thể được tạo ra làm khớp đau, nhất là khi cử động. Các khớp đầu gối, bàn tay, xương sống, hông là nơi hay bị đau.
Tăng huyết áp là bệnh rất thông thường ở tuổi trung niên và thấy ở trên 40% người ngoài 60 tuổi.
Bệnh đường tiêu hóa: Người cao tuổi rất dễ mắc bệnh rối loạn tiêu hóa như: viêm loét miệng, ăn không tiêu, đầy hơi, chướng bụng, táo bón hoặc đi lỏng.
Đục thủy tinh thể thường gặp ở 40% người ngoài 75 tuổi và có thể bị hoặc một mắt hoặc cả đôi bên. Bệnh nhẹ có thể điều chỉnh bằng kính. Nặng thì có thể giải phẫu thay thủy tinh thể.
Có thể dự phòng các bệnh lý mạn tính thường gặp ở người cao tuổi bằng chế độ dinh dưỡng, tập luyện hợp lý hoặc sử dụng các dạng thực phẩm chức năng kết hợp với thuốc điều trị.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Chăm già
Bình luận của bạn