Tỷ lệ bệnh nhân tim mạch biến chứng thường tăng cao dịp lễ Tết
Khám phá bí mật sức khỏe tim mạch từ rượu vang
Vì sao phụ nữ dễ bị bệnh tim?
Tinh dầu hướng dương lợi cho tim mạch và sắc đẹp
TPCN có phòng được bệnh tim mạch?
Theo TS. Chu Minh Hà - Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E, bệnh nhân tim mạch trong ngày Tết cần lưu ý nguy cơ tăng huyết áp, bệnh mạch vành, xơ vữa mạch, tai biến... do sự thay đổi đột ngột của chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt. Vì vậy, kiểm soát những những yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe của người mắc bệnh tim mạch là cách bảo vệ trái tim trong ngày Tết.
Điểm mặt các yếu tố nguy hiểm
Thời tiết: Dịp Tết, thời tiết hoặc lạnh hoặc có nhiều biến đổi bất lợi với người bệnh tim mạch, làm tăng nguy cơ đông máu, từ đó dẫn đến bệnh động mạch vành, tai biến mạch máu não (đột quỵ não), viêm nhiễm đường hô hấp và có thể dẫn đến tử vong - chủ yếu là do suy tim, viêm phổi cấp. Do vậy, người bệnh tim mạch cần phải giữ ấm cơ thể, tránh sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, nhất là ra ngoài khi trời lạnh để phòng tránh các nguy cơ biến chứng tim mạch xảy ra.
dinh dưỡng: Bữa cơm ngày Tết thường nhiều đạm, mỡ và chế độ ăn uống không điều độ là khó tránh trong ngày tết. Điều này là hết sức nguy hiểm với bệnh nhân có tiền sử mỡ máu cao, xơ vữa động mạch, tiền sử có bệnh mạch vành. Do đó, bệnh nhân tim mạch cần biết cân nhắc và hạn chế các thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, thịt và phủ tạng động vật để phòng ngừa nguy cơ nhập viện vì những biến chứng của bệnh tim mạch. Với những bệnh nhân tăng huyết áp, suy tim nên hạn chế ăn mặn và các món ăn nhiều muối như: dưa muối, kiệu muối, các thức ăn chế biến sẵn như giò chả, pate, lạp xưởng… Nên ăn nhiều trái cây và rau xanh vì đây là nguồn thực phẩm giàu kali tốt cho bệnh nhân tim mạch.
Chất kích thích: Nếu bạn đang mắc các bệnh tim mạch, hãy tránh xa các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá... trong những ngày Tết. Các nghiên cứu đã đưa ra, chất nicotin có trong thuốc lá có khả năng làm rối loạn chức năng đàn hồi của mạch máu, gây tăng huyết áp và nhịp tim, khởi phát và thúc đẩy quá trình xơ vữa động mạch tiến triển.
Rượu bia được coi là kẻ thù nguy hiểm của bệnh tim mạch, do gây tăng huyết áp, tăng nhịp tim làm tim co bóp mạnh hơn bình thường và tăng áp lực mạch máu não, có thể gây xuất huyết mạch não (vỡ mạch máu não). Người bệnh tim mạch nên hạn chế rượu bia, không uống quá 2 lon bia hoặc 1 ly rượu mạnh 50 ml/ngày. Tuy nhiên, vài ngụm nhỏ rượu vang lại rất có lợi cho người bệnh tim mạch.
Ăn gì ngày Tết?
Dịp Tết, theo PGS.TS Trần Đình Toán - Nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng Tiết chế, Bệnh viện Hữu Nghị, những người có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cần có chế độ ăn uống hợp lý, tránh các tai nạn sức khỏe không đáng có dịp năm Tết.
Bánh mứt, kẹo là những món ăn phổ biến trong ngày Tết nhưng người bệnh tim mạch chỉ nên nếm để lấy vị, tốt nhất là không nên ăn. Có thể thay thế bằng các loại bánh quy làm từ ngũ cốc còn nguyên cám hoặc sữa có cơ chế phóng thích đường chậm.
Người bệnh tim mạch nên tránh các loại thức uống có gaz, có thể nhấm nháp một chút rượu vang trong khi ăn (khoảng 100ml/tuần). Tuy nhiên, hãy hỏi bác sỹ về lượng rượu có thể uống. Và biện pháp tốt nhất vẫn là nên hạn chế uống rượu.
Đồng thời, dịp Tết cần phải tích cực ăn nhiều rau, trái cây, ngũ cốc; Tránh thức ăn chế biến sẵn; Dùng dầu ăn thay vì dùng mỡ động vật để tránh chất béo bão hòa. Mua thịt chưa chế biến, hạn chế biến bằng đồ không có chất béo bão hòa và transfat. Tránh thức ăn và đồ uống có nhiều đường. Ngày Tết chỉ nên uống một chút rượu với lượng vừa phải.
Bưởi, táo, dưa hấu, thơm, quýt là những loại trái cây chưng Tết rất đẹp và chứa nhiều vitamin tốt cho sức khỏe, người bệnh tim mạch có thể ăn nhiều để giúp hạn chế hấp thu chất béo. Ngoài ra, cũng có thể thay thế các món ăn truyền thống bằng nhiều món ngon khác, không cần chế biến nhiều và rất hợp với những bữa tiệc đầu năm như bánh tráng cuốn với cá hấp, lẩu thập cẩm với đủ loại rau củ, rau tươi trộn dầu dấm…
Bình luận của bạn