7 biến chứng nguy hiểm do thừa sắt trong cơ thể

Bàn tay của người thừa sắt sạm hơn, ngả màu đồng so với da của người khỏe mạnh

Thiếu sắt và thừa sắt gây ảnh hưởng đến gan thế nào?

Làm gì khi cơ thể bị thừa sắt?

Rụng tóc vì lạm dụng... sắt

Huyết sắc tố tăng cao có nguy hiểm?

Sắt là thành phần dinh dưỡng thiết yếu cho sự phát triển của cơ thể. Trong sắt có chứa huyết sắc tố - loại protein được tìm thấy trong các tế bào hồng cầu, chịu trách nhiệm vận chuyển oxy từ phổi đến các bộ phận trong cơ thể. Khi mức độ sắt trong cơ thể ổn định, các tế bào hoạt động tốt và sản xuất đủ số lượng máu cần thiết.

Theo Ủy ban Thực phẩm và Dinh dưỡng, mức sắt cần bổ sung trong chế độ ăn uống được khuyến nghị: 18mg (ở phụ nữ ở độ tuổi 19 - 50), 8mg (ở nam giới ở độ tuổi 19 - 50) và 27mg cho phụ nữ mang thai. Thiếu sắt gây ra bệnh thiếu máu, có thể đe dọa đến tính mạng. Tuy nhiên, việc thừa sắt trong cơ thể làm tăng nguy cơ bệnh nguy hiểm: Suy tim, bệnh gan, đái tháo đường và hội chứng chuyển hóa.

Triệu chứng của dư thừa sắt trong cơ thể: mệt mỏi, nôn mửa, đau dạ dày, buồn ngủ, đau khớp, vàng da, co giật, hạ huyết áp, rối loạn nhịp tim, thay đổi màu da, tiêu chảy và thậm chí tử vong. Bên cạnh đó, theo tạp chí Dinh dưỡng, sử dụng quá nhiều chất sắt ảnh hưởng đến cơ thể, gây mệt mỏi, khó tập trung trí não, căng thẳng, thay đổi tâm trạng, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh trầm cảm, Alzheimer và động kinh.

Sắt dư thừa tích tụ trong cơ thể và gây nhiều hệ lụy sức khỏe

Nguyên nhân khiến nồng độ sắt trong cơ thể tăng cao là do: rối loạn di truyền, truyền sắt thường xuyên, ăn thực phẩm giàu sắt hoặc sử dụng thực phẩm bổ sung sắt liều cao.

Dưới đây là một số biến chứng liên quan đến hàm lượng sắt cao trong cơ thể:

Nhiễm độc sắt

Nguyên nhân gây nhiễm độc sắt chủ yếu là do sử dụng chất sắt quá liều. Từ đó, sắt được tích tụ trong các cơ quan quan trọng như gan và não, gây nguy hiểm chết người. Các triệu chứng ngộ độc sắt bao gồm: Buồn nôn, đau dạ dày.

Ung thư đại tràng

Thừa sắt trong cơ thể có khả năng gây ung thư đại tràng. Lượng sắt dư thừa khiến cơ thể không kiểm soát được phản ứng fenton, gây mất ổn định và đột biến gene, từ đó dẫn đến ung thư.

Bệnh thừa sắt (Hemochromatosis)

Bệnh thừa sắt là một chứng rối loạn di truyền. Cơ thể không thể đào thải sắt, lượng sắt dư thừa tích tụ, phá hủy các tế bào và gây ra rối loạn chức năng đa cơ quan. Triệu chứng của bệnh thừa sắt là biến đổi màu da và các bệnh liên quan đến tuyến tụy.

Bệnh đái tháo đường

Hàm lượng sắt cao trong chế độ ăn uống làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường. Sắt là một chất dinh dưỡng giúp điều chỉnh quá trình trao đổi chất. Tuy nhiên, khi số lượng sắt tăng nhanh khiến các tình trạng như kháng insulin và suy tế bào beta xuất hiện. Đây là nguyên nhân chính gây ra bệnh đái tháo đường.

Bạn cần tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng thực phẩm bổ sung sắt

Đau tim

Dư thừa sắt trong cơ thể có thể gây ra các rối loạn tim mạch như bệnh thừa sắt ở tim. Lượng sắt dư thừa được tích lũy trong tim, phát tác độc tính và rối loạn chức năng của nội tạng. Triệu chứng này dẫn đến các bệnh nguy hiểm: Suy tim, sung huyết và rối loạn nhịp tim.

Ung thư gan

Theo một giả thuyết, hàm lượng sắt cao là một yếu tố nguy cơ gây ung thư tế bào gan (ung thư gan). Tình trạng này phát triển do bổ sung quá nhiều sắt, dẫn đến sắt dư thừa tích tụ và phá hủy tế bào gan.

Bệnh Alzheimer

Dư thừa sắt trong não dẫn đến sự hình thành một loại protein bất thường, tích tụ trong các vùng não liên quan đến trí nhớ, thúc đẩy sự phát triển của bệnh Alzheimer.

Để tránh các biến chứng nặng nề do thừa sắt, bạn nên kiểm tra sức khỏe định kỳ và tuân thủ khuyến nghị của bác sỹ về chế độ ăn và sử dụng các thực phẩm bổ sung sắt hợp lý, đúng liều lượng.

Phạm Mơ H+ (Theo Boldsky)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp