Đi đại tiện ra máu tươi thường liên quan đến nhiều vấn đề về đại tràng và hậu môn.
Trẻ đại tiện ra máu là mắc bệnh gì?
Đại tiện phân màu đen: Đừng coi thường!
Trẻ gặp khó khăn khi đi đại tiện, hay khóc có phải bị táo bón?
Bé đi đại tiện ra máu có đáng lo?
Dưới đây là 7 lý do tiềm ẩn khiến bạn bị chảy máu sau khi đại tiện:
1. Bệnh trĩ
Đại tiện máu tươi là triệu chứng sớm, phổ biến nhất của bệnh trĩ. Biểu hiện của bệnh là có máu tươi trên phân, dính trên giấy vệ sinh hoặc có tia máu trên thành bồn cầu, trường hợp nặng đại tiện nhiều máu đỏ trước hay sau phân. Bệnh trĩ hình thành khi đám rối tĩnh mạch ở xung quanh hậu môn bị phì đại quá mức.
Bệnh được chia thành 3 dạng: Trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Những người thường xuyên làm việc trong môi trường phải đứng, ngồi quá lâu, bị táo bón kinh niên, ăn nhiều đồ cay nóng hoặc phụ nữ mang thai,... có nguy cơ cao mắc trĩ.
Cách điều trị: Việc điều trị tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh trĩ. Trong nhiều trường hợp, những thay đổi nhỏ tại nhà có thể hữu ích, bao gồm:
- Bổ sung chất xơ
- Thuốc làm mềm phân
- Uống nhiều nước
- Ăn một chế độ ăn nhiều chất xơ với nhiều trái cây và rau quả
- Dành ít thời gian đi vệ sinh nhất có thể để ngăn ngừa trĩ to hoặc sa búi trĩ.
Tuy nhiên, với búi trĩ lớn hơn, nghiêm trọng hơn, bạn có thể cần các thủ thuật như thắt búi trĩ (một thủ thuật đặc biệt để loại bỏ trĩ) hoặc phẫu thuật để loại bỏ chúng.
2. Nứt kẽ hậu môn
Đại tiện máu tươi cũng là một triệu chứng điển hình của bệnh nứt kẽ hậu môn. Tình trạng này khiến bệnh nhân bị đau khi đi đại tiện, đại tiện ra máu, máu tươi có thể chảy thành giọt.
Bệnh thường gặp do khi bị táo bón người bệnh thường rặn làm hậu môn giãn, rách gây sưng đau, chảy máu thành từng giọt. Có thể gây biến chứng loét, nhiễm khuẩn hậu môn
Các triệu chứng phổ biến khác của nứt kẽ hậu môn bao gồm: Đau trong và sau khi đại tiện; Rát hoặc ngứa hậu môn; Máu ở bên ngoài phân của bạn;…
Cách điều trị: Thông thường đây là căn bệnh nhẹ có thể tự khỏi ở nhà. Nhưng nếu bệnh nhân có những cơn đau kéo dài thì cần sử dụng can thiệp biện pháp y khoa.
3. Viêm loét đại tràng
Đại tiện ra máu, có thể có máu tươi lẫn dịch nhầy trong phân là biểu hiện đặc trưng của bệnh viêm loét đại tràng. Ngoài ra, người bệnh còn có triệu chứng đi đại tiện nhiều, đau quặn bụng thường xuyên, luôn cảm thấy mệt mỏi, khó chịu và có thể bị sốt.
Bệnh viêm loét đại trực tràng có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm như phình giãn đại tràng, thủng đại tràng, xuất huyết tiêu hóa hoặc thậm chí là ung thư.
Cách điều trị: Việc điều trị sẽ tùy thuộc vào tình trạng gây viêm đại tràng của bạn. Đây có thể là sự kết hợp của thay đổi lối sống, biện pháp khắc phục tại nhà, thuốc do bác sĩ kê đơn hoặc phẫu thuật trong trường hợp nghiêm trọng.
4. Bệnh túi thừa
Chảy máu túi thừa đại tràng là một trong những nguyên nhân thường gặp của đại tiện phân máu (phân có màu nâu hoặc đỏ tươi). Đại tiện phân máu mà không đau bụng là triệu chứng điển hỉnh của chảy máu túi thừa, tuy nhiên một vài bệnh nhân có triệu chứng chướng bụng, quặn bụng hoặc đại tiện gấp.
Cách điều trị: Trong những trường hợp nghiêm trọng bị mất máu nhiều, bệnh nhân có thể cần truyền dịch IV và truyền máu. Ngoài ra, các xét nghiệm và quy trình bổ sung có thể giúp xác định nguồn trực tiếp gây chảy máu và có thể cần phải phẫu thuật.
Trong các trường hợp khác của bệnh túi thừa và để ngăn ngừa các biến chứng như viêm túi thừa (nhiễm trùng túi), bạn nên tuân theo các lời khuyên về lối sống lành mạnh như: Ăn một chế độ ăn nhiều chất xơ; Uống đủ nước; Tập thể dục hàng ngày.
5. Sa trực tràng
Sa trực tràng là khi lớp lót bên trong của trực tràng nhô ra ngoài - đặc biệt là khi rặn hoặc khi đi tiêu, có thể gây ra máu khi lau. Loại sa này phổ biến nhất ở phụ nữ lớn tuổi.
Bạn có thể nhìn thấy một khối mô có thể nhìn thấy được có màu từ hồng đến đỏ, nhô ra khỏi trực tràng và nó thường có thể tự quay trở lại trực tràng hoặc bằng cách dùng ngón tay ấn vào.
Sa trực tràng có thể đi kèm với các triệu chứng khác như:
- Đau hoặc áp lực ở trực tràng và hậu môn
- Táo bón
- Dịch nhầy trong phân của bạn
- Không có khả năng kiểm soát nhu động ruột của bạn
- Ngứa hậu môn
Cách điều trị: Điều quan trọng là phải điều trị các nguyên nhân tiềm ẩn gây ra tình trạng sa trực tràng, chẳng hạn như tiêu chảy mãn tính, táo bón hoặc căng thẳng. Trong những trường hợp nghiêm trọng, phẫu thuật là cần thiết để điều chỉnh tình trạng sa trực tràng.
6. Rò hậu môn
Rò hậu môn (còn gọi là mạch lươn) là một tình trạng có đường hầm thông nối bất thường giữa ống hậu môn và da xung quanh hậu môn. Đây thường là hậu quả của một áp xe (ổ mủ) ở hậu môn trực tràng không được điều trị hoặc điều trị không khỏi hẳn. Áp xe xảy ra khi các tuyến nhỏ tạo chất nhờn nằm ngay bên trong hậu môn bị tắc và nhiễm trùng. Khoảng 40% số áp xe này có thể phát triển thành rò. Tuy nhiên cũng có thể rò do các nguyên nhân khác.
Cách điều trị: Phẫu thuật là phương pháp được áp dụng chủ yếu hiện nay trong việc điều trị rò hậu môn. Ngoài phẫu thuật cắt đường rò bệnh nhân có thể chọn lựa điều trị bằng tia laser. Với phương pháp này, bác sĩ cho một đầu phát tia laser nhỏ vào đường rò và đốt nó, giúp lành vết thương.
7. Ung thư đại trực tràng
Một trong những dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh ung thư đại trực tràng là đại tiện ra máu, máu có màu đỏ sẫm. Ban đầu, lượng máu thường ít, về sau sẽ chảy máu nhiều hơn khi tế bào ung thư xâm lấn nhiều vào đại tràng. Bên cạnh đó, người bệnh còn gặp phải các triệu chứng khác như: chướng bụng, đau bụng dưới, đi ngoài táo - lỏng thất thường, buồn nôn, tiểu tiện mất tự chủ, giảm cân liên tục không rõ nguyên nhân,...
Mặc dù ung thư đại trực tràng không phải là mối quan tâm số một của bạn nếu bạn thấy có máu khi lau, nhưng có khả năng xảy ra. Nguy cơ ung thư đại trực tràng là 4% đối với phụ nữ và 4,3% đối với nam giới, khiến nó trở thành bệnh ung thư được chẩn đoán phổ biến thứ ba ở Mỹ.
Cách điều trị: Việc điều trị ung thư ruột kết phụ thuộc vào giai đoạn và liệu ung thư đã di căn chưa. Một số lựa chọn điều trị bao gồm:
- Quy trình nội soi cắt đại tràng chuyên biệt
- Phẫu thuật cắt bỏ một phần của đại tràng và các hạch bạch huyết xung quanh
- Xạ trị
- Liệu pháp miễn dịch
Tóm lại
Nhìn thấy máu khi bạn lau có thể chỉ ra nhiều vấn đề khác nhau, từ các tình trạng lành tính như bệnh trĩ hoặc vết nứt hậu môn cho đến bệnh nghiêm trọng hơn, như ung thư.
Vì vậy, bất kể trường hợp nào có máu trong khi lau hoặc đại tiện đều cần được bác sỹ chẩn đoán.
Bình luận của bạn