Những vụ bắt cóc trẻ em chấn động thế giới
1. Jaycee Lee Dugard (1991)
Bị bắt cóc từ năm 1991 khi mới 14 tuổi, cô Jaycee Lee Dugard (người Mỹ) đã trải qua 18 năm bị giam cầm và buộc phải có 2 con với chính kẻ đã bắt cóc mình. Đây là một trong những vụ bắt cóc lâu nhất bang California (Mỹ).
Vụ bắt cóc xảy ra khi Dugard đang đi bộ ra trạm xe buýt gần đó để đi học. Đột nhiên, cô bị một người đàn ông và phụ nữ tóm lấy và kéo vào một chiếc xe hơi dù đã ra sức đấm đá và la hét. Dugard sau đó đã bị nhốt trong một nhà kho và trở thành nô lệ tình dục cho cả hai kẻ bắt cóc trong gần 2 thập kỷ.
Các cuộc điều tra tìm kiếm được rầm rộ tiến hành ngay khi Dugard bị bắt cóc nhưng chỉ đến năm 2009, tung tích của cô bé mới được lộ diện. Dugard sau này đã đâm đơn kiện các nhà chức trách không tìm kiếm được cô sớm hơn và đã được bồi thường 20 triệu USD.
2 . Amber Hagerman (1996)
Đây là một trong những vụ bắt cóc thương tâm nhất trong lịch sử thế giới. Cô bé Amber 9 tuổi đã bị bắt cóc vào tháng 1/1996 khi đang đi xe đạp cùng cậu em trai ngay tại khu phố gần nhà. Nhân chứng cho biết cô bé bị một gã đàn ông bắt cóc lên chiếc xe tải nhỏ. Mọi nỗ lực tìm kiếm đều không mang lại kết quả. 4 ngày sau đó, thi thể Amber được tìm thấy tại một con lạch gần đó. Cô bé trong tình trạng khỏa thân và cổ họng bị cắt. Mọi dấu tích liên quan đến kẻ bắt cóc trên người cô bé bị xóa sạch bởi dòng nước.
Cho đến nay, kẻ bắt cóc Amber vẫn chưa bị lôi ra ánh sáng.
3 . Elizabeth Smart (2002)
Năm 2002, cô bé Elizabeth đã bị bắt cóc tại chính phòng ngủ của mình bởi Brian David Mitchell - kẻ làm thuê theo giờ cho gia đình cô bé. Năm đó, Eli 14 tuổi.
Đêm hôm đó, Mitchell đã đột nhập vào nhà nạn nhân, kề dao và ép Elizabeth đi theo hắn. Sau đó, Mitchell đã cưỡng bức cô bé nhiều lần và còn ép cô xem những cuốn phim đồi trụy. Elizabeth cũng bị bắt phải uống rượu, hút thuốc lá và sử dụng chất gây nghiện.
7 năm sống mất tích, nhờ sự tìm kiếm từ gia đình và các nhà chức trách, Elizabeth đã được tìm thấy và đoàn tụ với gia đình.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
7 bài học cha mẹ cần dạy con để không là nạn nhân của những vụ bắt cóc thương tiếc
Nhìn lại những vụ án ở trên để thấy rằng việc hình thành cho con trẻ "kỹ năng tự vệ" trước nạn bắt cóc là vô cùng quan trọng. Dưới đây là những nguyên tắc bảo vệ con bạn trước nguy cơ bị bắt cóc:
1. Không nói chuyện với người lạ
Bạn cần dạy trẻ kĩ năng này và cho chúng biết khi có 1 ai đó lạ mặt tiếp cận thì phải chạy trốn ngay lập tức và nói với cha mẹ hoặc những người "lạ mặt đáng tin tưởng" ở gần đó. Những người "lạ mặt đáng tin tưởng" đó là: cảnh sát, lính cứu hỏa và nhân viên cửa hàng để nhờ sự giúp đỡ.
2. Nâng cao nhận thức của trẻ
Dạy trẻ đi với đám đông, nhớ số điện thoại khẩn cấp của cảnh sát, hãy nhớ ghi lại biển số xe của kẻ lạ mặt, luôn luôn cảnh giác với những chiếc xe lạ hoặc bất cứ ai đang theo dõi trẻ.
3. Dạy trẻ... để mắt tới cha mẹ
Trong một khu phố hay một siêu thị đông đúc, bạn không bao giờ rời mắt khỏi con vì sợ con bị lạc. Tương tự, bạn dạy trẻ cũng có ý thức như vậy: luôn luôn để mắt tới cha mẹ và khi cha mẹ khuất khỏi tầm nhìn của trẻ thì hãy gọi to lên.
4. Dạy trẻ tự phòng
Không nhất thiết là cho trẻ tham gia một lớp học võ thuật, bạn có thể dạy trẻ những "phản kháng đơn giản" khi có người lạ tiếp cận như: đá vào những chân, đầu gối và vùng nhạy cảm của kẻ lạ. Bạn hãy dạy con bạn dùng hết sức hét thật to: "Cô/chú không phải mẹ/bố của tôi" để tạo sự chú ý của những người xung quanh và có cơ hội để bé chạy đi.
5. Hãy khóa cửa
Rất nhiều trường hợp trẻ em bị bắt cóc ngay tại nhà riêng của mình. Hãy nhớ khóa tất cả cửa nẻo khi bạn để trẻ ở nhà 1 mình.
6. Hoạt động trong cộng đồng
Bạn hãy dạy trẻ rằng những mối nguy hiểm khôn lường luôn rình rập khi trẻ đi 1 mình tại những nơi vắng vẻ. Nếu con bạn đã đến tuổi đi chơi với bạn bè mà không có sự giám sát của người lớn thì hãy dặn trẻ luôn luôn để mắt tới nhóm bạn. Những kẻ bắt cóc thường thích bắt trẻ khi trẻ đi 1 mình và hiếm khi hành động khi trẻ đi với 2-3 người bạn.
7. Hiểm họa có thể xuất phát từ internet
Càng ngày càng nhiều trẻ sử dụng internet và đặc biệt là từ rất sớm. Bạn hãy dạy trẻ không được công khai những thông tin cá nhân lên trên mạng, bao gồm: họ tên đầy đủ, tên của những thành viên trong gia đình, số điện thoại, địa chỉ hoặc trường học. Chỉ cần với những thông tin này, một kẻ lạ mặt có thể đóng vai một người bạn đáng tin tưởng và dễ dàng tiếp cận con bạn với những mục đích xấu.
Điều cuối cùng, hãy thực hành với trẻ những điều trên. Bạn có thể nhờ một người đáng tin tưởng, đóng vai kẻ lạ mặt và tiếp cận trẻ hoặc cho trẻ tham gia những lớp kĩ năng sống để trẻ biết cách tự bảo vệ bản thân mình.
Bình luận của bạn