Bệnh bạch cầu cấp tính tiến triển nhanh và có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Phương pháp mới chữa bệnh bạch cầu
Nguy cơ ung thư máu vì béo phì
8 sự thật về ung thư máu mà bạn nên biết
Dấu hiệu cảnh báo ung thư máu cần biết
Thiếu máu (tế bào hồng cầu thấp)
Các tế bào nhiễm bệnh bạch cầu cấp tính trong tủy làm cản trở tới quá trình tạo ra các tế bào hồng cầu, dẫn đến tình trạng thiếu máu. Khi bị thiếu máu, cơ thể sẽ bị thiếu các tế bào máu đỏ mang oxy đi khắp cơ thể.
Nếu con bạn bị thiếu máu, chúng có thể trở nên mệt mỏi hơn hoặc yếu hơn so với bình thường, da nhợt nhạt và dễ bị khó thở.
Trẻ dễ bị chảy máu
Tủy xương bị xâm chiếm bởi các tế bào nhiễm bệnh bạch cầu cấp tính sẽ làm ảnh hưởng đến việc sản xuất số lượng bình thường của tế bào tiểu cầu, gây ra tình trạng giảm tiểu cầu. Số lượng tiểu cầu trong máu giảm khiến cho cơ thể khó cầm máu. Trẻ dễ bị bầm tím hoặc chảy máu rất dễ dàng.
Trẻ bị nhiễm trùng thường xuyên hơn
Khi mắc bệnh bạch cầu cấp tính, cơ thể sản sinh ra nhiều tế bào bạch cầu bất thường, phát triển chưa hoàn chỉnh khiến cho chúng không đủ khả năng chống lại các vi trùng, vi khuẩn gây bệnh thông thường.
Trẻ mắc bệnh bạch cầu cấp tính có thể xuất hiện rất nhiều cơn sốt và nhiễm trùng do cơ thể không thể tự chống lại sự nhiễm khuẩn.
Đau xương, đau khớp
Các tế bào bị tổn thương xâm nhập vào tủy – trung tâm của hệ xương, khiến cho trẻ thường kêu đau ở các xương, khớp. Bạn có thể nhận thấy tình trạng này qua dáng đi bất thường của trẻ.
Bạn có thể dễ dàng nhận thấy các hạch bạch huyết ở cổ, bẹn, nách, và ngực của trẻ có dấu hiệu sưng, tấy đỏ. Nếu hạch bạch huyết ở ngực bị ảnh hưởng, trẻ có thể bị khó thở, kêu đau, thở khò khè hoặc ho.
Đau, sưng ở bụng
Đau bụng hoặc bụng bị sưng có thể được gây ra khi các tế bào nhiễm bệnh phát triển trong thận, gan hoặc lá lách của trẻ. Trẻ có thể trở nên chán ăn và giảm cân do sự khó chịu ở vùng bụng gây nên.
Nhức đầu
Nhức đầu có thể được gây ra khi các tế bào nhiễm bệnh bạch cầu cấp tính xâm nhập vào các mô não. Tình trạng này cũng có thể gây ra những thay đổi trong khả năng nhìn, khả năng giữ thăng bằng của trẻ, thậm chí có thể gây ra co giật.
Bất kỳ dấu hiệu bệnh tật nà ở trẻ em đều có thể khiến các bậc phụ huynh và người thân lo lắng. Tuy nhiên những triệu chứng này cũng có thể là triệu chứng của những trường hợp bệnh ít nghiêm trọng hơn. Chính vì vậy, khi trẻ xuất hiện những dấu hiệu trên, hãy đưa bé tới các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
Bình luận của bạn