8 dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị kháng insulin

Kháng insulin có thể làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường type 2

Bị đái tháo đường, đang tiêm insulin, có dùng TPCN Hộ Tạng Đường được không?

Nghệ - loại thảo dược người bệnh đái tháo đường không nên bỏ qua

Người bệnh đái tháo đường có nên ngâm chân nước ấm không?

5 loại quả hạch tốt cho người bệnh đái tháo đường type 2

Dưới đây là 8 dấu hiệu cảnh báo tình trạng kháng insulin bạn nên cảnh giác:

Béo bụng

Thừa cân, béo phì, đặc biệt là tích tụ quá nhiều chất béo ở vùng bụng và xung quanh các cơ quan nội tạng là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng kháng insulin, theo Viện Đái tháo đường, Hệ tiêu hóa và Bệnh thận (Mỹ).

Theo Kellie Rodriguez từ Hệ thống Bệnh viện & Sức khỏe Parkland (Mỹ): “Mỡ tích tụ ở bụng, quanh eo có nhiều tác động tiêu cực đến quá trình trao đổi chất hơn so với mỡ thừa tích tụ tại các khu vực khác trong cơ thể. Mỡ bụng làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2, kháng insulin và bệnh tim mạch. Do đó, nữ giới nên cố gắng giữ số đo vòng eo dưới 90cm, nam giới nên cố gắng giữ số đo vòng eo dưới 100cm”.

Đối với những người có nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường type 2, chỉ giảm 5 - 7% trọng lượng cơ thể cũng có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh.

Đường huyết tăng cao

Kháng insulin có thể khiến đường huyết tăng cao khó kiểm soát

Lượng đường huyết tăng cao là dấu hiệu chính của tình trạng kháng insulin. Theo Hiệp hội Đái tháo đường (Mỹ), lượng đường huyết cao có thể khiến bạn hay thấy  khát nước, lười biếng, đi tiểu thường xuyên và các triệu chứng nghiêm trọng hơn nếu không được kiểm soát.

Lượng đường huyết trên 180mg/dL được đánh giá là ở mức cao; Trên 300mg/dL là mức nguy hiểm. Xét nghiệm máu thường xuyên sẽ giúp bạn biết nếu mình có nguy cơ bị kháng insulin, từ đó có hướng kiểm soát đường huyết hiệu quả hơn bằng cách duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục và uống thuốc (nếu cần).

Có các mảng da tối màu

Nồng độ insulin cao trong máu có thể kích hoạt sự xuất hiện của các mảng da tối màu, mượt như nhung tại các vùng nếp gấp trên cơ thể, ví dụ như ở cổ, háng và vùng da dưới cánh tay. Tình trạng này còn được gọi là bệnh gai đen.

Xuất hiện các mảng da sẫm màu có thể cảnh báo tình trạng kháng insulin

Các mảng da này bắt đầu xuất hiện khi các tế bào da sản sinh nhanh chóng, chứa nhiều melanin và trở nên tối màu hơn so với các vùng da khác trên cơ thể.

Lỗ chân lông to và dễ bị mụn

Những người bị kháng insulin thường có xu hướng sản sinh nhiều dầu nhờn trên da hơn so với người bình thường.

Chế độ ăn nhiều carbohydrate cũng có thể thúc đẩy việc sản sinh quá nhiều dầu nhờn trên da, từ đó làm tăng nguy cơ gây mụn trứng cá, theo một nghiên cứu năm 2016 được công bố trên Tạp chí American Academy of Dermatology (Mỹ). Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi và chuyển sang ăn thịt nạc có thể giúp chống lại tình trạng này, giúp giảm nguy cơ kháng insulin.

Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)

Phụ nữ mắc PCOS cũng có nguy cơ bị kháng insulin cao hơn. PCOS đặc trưng bởi tình trạng lượng hormone nam tăng cao, từ đó làm tăng nguy cơ rối loạn kinh nguyệt, vô sinh, béo phì, u nang buồng trứng, bệnh tim mạch và đái tháo đường type 2.

Phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang có nồng độ insulin cao có thể khiến buồng trứng tạo ra nhiều testosterone hơn, từ đó biểu hiện các triệu chứng như mọc lông sẫm màu trên vùng mặt và bụng.

Rụng tóc ở nữ giới

Ngoài việc tham gia vào quá trình tích trữ chất béo và điều chỉnh lượng đường huyết, insulin cũng đóng vai trò điều chỉnh quá trình mọc tóc. Theo một nghiên cứu năm 2015 được công bố trên Tạp chí  Dermatology (Australia), phụ nữ bị kháng insulin có thể có nguy cơ bị hói đầu cao hơn so với những người không mắc bệnh. Do đó, nếu nhận thấy mình rụng nhiều tóc hơn bình thường, khoảng 250 sợi/ngày, bạn nên đi khám để xem kháng insulin có phải nguyên nhân gây rụng tóc hay không.

Sưng mắt cá chân

Tình trạng sưng ở mắt cá chân hoặc các bộ phận khác trên cơ thể có thể là một trong những dấu hiệu cảnh báo kháng insulin. Insulin báo hiệu cho thận biết khi nào nên tích trữ natri và nước. Nếu insulin làm việc kém hiệu quả, chất lỏng có thể bị tích tụ quá nhiều và gây sưng mắt cá chân, bàn chân…

Thèm thực phẩm giàu carbohydrate

Lượng đường trong máu không ổn định có thể dẫn đến cảm giác thèm đường và carbohydrate. Điều này là do cơ thể không thể điều chỉnh lượng đường huyết một cách hợp lý, khiến các tế bào không thể sử dụng glucose để chuyển hóa thành năng lượng. Do đó, các tế bào sẽ báo hiệu rằng chúng cần nhiều carbohydrate hơn nữa, ngay cả khi lượng đường huyết vẫn đang ở mức cao.

Tình trạng kháng insulin có thể được cải thiện bằng cách thay đổi lối sống lành mạnh hơn, hoạt động thể chất thường xuyên, giảm cân nếu cần thiết và có chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng.

Vi Bùi H+ (Theo Thehealthy)

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex với các thành phần từ lá Xoài, lá Neem, Hoàng bá, Quế chi, Mướp đắng giúp hỗ trợ hạ đường huyết, hạn chế biến chứng đái tháo đường.

Đường huyết lúc đói không ổn định, chỉ số HbA1c tăng cao khiến nhiều người bệnh đái tháo đường type 2 băn khoăn, lo lắng bởi dù đã thực hiện nhiều cách nhưng đường huyết vẫn lên xuống thất thường và tăng nguy cơ xuất hiện biến chứng nguy hiểm.

Khi đó, bạn có thể cần một giải pháp đến từ thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex để giúp hỗ trợ hạ đường huyết, kiểm soát đường huyết, từ đó hạn chế các biến chứng thần kinh, viêm loét, nhiễm trùng, tổn thương mắt, võng mạc, bảo vệ thận, khớp, tim mạch…

Sản phẩm sử dụng phù hợp cho người bệnh đái tháo đường type 2, người bị tiền đái tháo đường, đặc biệt hiệu quả với người mới mắc.

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.

SĐT: 0243 775 9865 - 0283 977 8085.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết