8 điều bạn nên biết về bệnh van tim

Bạn có biết: Nhịp tim chính là âm thanh của quá trình đóng - mở van tim?

Hở van tim và thiếu máu cơ tim điều trị thế nào?

Đã nong van tim hai lần, nên làm gì để kiểm soát bệnh van tim?

Bạn biết gì về bệnh van tim có thể gây suy tim nguy hiểm?

Trắc nghiệm: Bạn biết gì về các bệnh van tim?

Dưới đây là những điều bạn nên biết về bệnh van tim:

Các loại bệnh van tim

Có 2 loại bệnh van tim chính. Loại thứ nhất liên quan tới tình trạng van tim không mở ra được hoàn toàn, còn được gọi là hẹp van tim. Khi gặp tình trạng này, tim sẽ phải làm việc vất vả hơn để bơm máu qua van tim hẹp. Ngoài ra, van tim có thể không đóng được hoàn toàn, khiến máu có thể chảy ngược lại vào các buồng tim. Tình trạng này được gọi là hở van tim.

Trong cả hai trường hợp, việc chẩn đoán thường được thực hiện bằng siêu âm tim, giúp bác sỹ có được hình ảnh về cấu trúc của tim.

Ngoài ra, sa van 2 lá là một dạng bệnh van tim hiếm gặp hơn. Nó ảnh hưởng đến khoảng 2% dân số trên toàn thế giới. Mặc dù tình trạng này có liên quan đến tình trạng hở van tim, nhưng chúng ít khi gây ra các triệu chứng nghiêm trọng.

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh van tim

Các nguyên nhân chính gây bệnh van tim bao gồm: Dị tật bất thường ở van tim; Dư thừa calci (do lão hóa); Bệnh thấp tim; Bệnh cơ tim; Đau tim; Viêm màng trong tim. Để phòng ngừa bệnh van tim, tốt hơn hết bạn nên kiểm soát cân nặng, kiểm soát cholesterol và huyết áp thường xuyên.

Kiểm soát huyết áp sẽ giúp phòng ngừa bệnh van tim

Có nhiều triệu chứng cảnh báo bệnh van tim

Trong trường hợp bệnh van tim nặng, bạn có thể hay thấy khó thở, mệt mỏi (đặc biệt là sau khi vận động mạnh); Mắt cá chân và bàn chân hay sưng, phù; Trống ngực…

Ở giai đoạn đầu, bệnh van tim thường không gây ra triệu chứng nào đặc biệt và chỉ được phát hiện khi bác sỹ nghe thấy những tiếng thổi tim bất thường khi khám sức khỏe định kỳ.

Theo dõi tình trạng bệnh là một trong những phương pháp điều trị

Nếu bạn bị bệnh van tim nhẹ, bác sỹ có thể đề nghị không cần điều trị, nhưng phải kiểm tra định kỳ 12 tháng/lần. Rất khó để dự đoán khi nào bệnh van tim sẽ tiến triển, vì vậy bạn có thể chung sống với bệnh nhiều năm mà không gặp bất kỳ triệu chứng nghiêm trọng nào.

Không phải lúc nào cũng cần hạn chế các hoạt động

Nhiều người mắc bệnh van tim thường lo lắng mình không thể thực hiện các hoạt động bình thường. Tuy nhiên, trên thực tế người bệnh chỉ cần tránh các hoạt động quá nặng nhọc, có thể gây áp lực cho tim. Điều này cũng có nghĩa là bạn vẫn có thể tập thể dục vừa sức, nhẹ nhàng.

Bệnh van tim làm tăng nguy cơ viêm màng trong tim

Viêm màng trong tim có thể gây ra bệnh van tim và ngược lại, bệnh van tim cũng làm tăng nguy cơ viêm nhiễm. Trên thực tế, vi khuẩn trong máu có nguy cơ cao bám vào các van tim bất thường.

Điều trị bằng thuốc có thể làm chậm quá trình tiến triển triển của bệnh

Các loại thuốc điều trị bệnh van tim phổ biến là thuốc ức chế ACE (làm giãn mạch máu, giảm áp lực lên tim) và thuốc lợi tiểu (chống lại sự tích tụ chất lỏng ở phần thân dưới, làm hạ huyết áp).

Thay thế van tim là biện pháp cuối cùng

Trong trường hợp mắc bệnh van tim nghiêm trọng, các bác sỹ có thể chỉ định cấy ghép van cơ học hoặc van động vật. Cả hai đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, ví dụ như van cơ học có tuổi thọ lâu hơn, nhưng đòi hỏi người bệnh phải dùng thêm thuốc chống đông máu.

Vi Bùi H+ (Theo Lovevegetable)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch