Thiếu vitamin D do sử dụng thuốc chống động kinh phải làm sao?

Uống thuốc chống động kinh là phương pháp phổ biến nhất để điều trị động kinh

Bệnh động kinh có tái phát trở lại không?

Vì sao uống đều thuốc chống động kinh nhưng vẫn bị co giật?

Thuốc chống động kinh: Dùng sai hại hơn không dùng

Không lên cơn co giật có được ngừng uống thuốc chống động kinh?

Thuốc chống động kinh là gì?

Thuốc chống động kinh hay còn gọi là thuốc chống co giật được sử dụng để ngăn ngặn hoạt động bất thường của não. Vì cơn động kinh xảy ra là do các neuron trong não phóng điện đột ngột. Khi sử dụng thuốc chống động kinh, người bệnh có thể giảm tần suất các cơn co giật. Trong hầu hết các trường hợp, bệnh nhân phải phối hợp sử dụng nhiều loại thuốc chống động kinh để kiểm soát các cơn co giật.

Thuốc chống động kinh giúp người bệnh kiểm soát hiệu quả các cơn co giật

Vì sao dùng thuốc chống động kinh lại gây thiếu vitamin D?

Một trong những tác dụng phụ mà thuốc thuốc chống động kinh gây ra là chúng có thể khiến người bệnh bị thiếu hụt vitamin D. 2 loại thuốc chống động kinh hay được sử dụng để điều trị động kinh là phenytoin và phenobarbitol thường làm giảm khả năng hấp thụ vitamin D của cơ thể khi bệnh nhân phải sử dụng trong thời gian dài. Các loại thuốc này cũng làm tăng hoạt tính của các enzyme trong gan làm vitaimin bị phá vỡ thành các dạng không hoạt động.

Thiếu vitamin D có nguy hiểm không?

Vitamin D có vai trò quan trọng với cơ thể, nó giúp cơ thể hấp thụ calci hiệu quả. Nếu bạn bị thiếu hụt vitamin D do sử dụng thuốc chống co giật trong thời gian dài thì bạn dễ mắc bệnh xương khớp. Khi bị thiếu vitamin D, xương giòn và mềm hơn nên người bệnh dễ bị gãy xương. Ở trẻ em, thiếu hụt vitamin D có thể khiến trẻ bị còi xương.

Thiếu vitamin D là tác dụng phụ thường gặp khi dùng thuốc chống động kinh

Làm gì khi trẻ bị thiếu vitamin D do thuốc chống động kinh?

Để phòng thiếu vitamin D khi dùng thuốc chống động kinh người bệnh có thể thực hiện một số biện pháp sau:

- Tắm nắng: Đây là cách đơn giản và hiệu quả giúp bệnh nhân động kinh hấp thụ vitamin D. Sáng sớm là thời gian tốt nhất để người bệnh có thể tắm nắng. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể bổ sung vitamin D thông qua các thực phẩm giàu dưỡng chất như sữa, các loại hạt, trứng, tôm, cua...

Tắm nắng là cách đơn giản giúp cơ thể hấp thụ calci

- Một cách khác để bổ sung vitamin D cho cơ thể là sử dụng các sản phẩm bổ sung có chứa vitamin. Theo Sở Y tế và Dịch vụ Cộng đồng Alaska, khi sử dụng thuốc chống động kinh, người bệnh cần được bổ sung vitamin D hàng ngày. Bệnh nhân dùng thuốc chống động kinh cần được bổ sung thêm 400IU vitamin D và 1.500mgr calci hàng ngày. Người bệnh động kinh cũng cần kiểm tra nồng độ calci và phosphate trong máu để điều chỉnh lượng vitamin D bổ sung cho cơ thể.

Ngoài nguy cơ thiếu hụt vitamin D thì khi dùng thuốc chống động kinh, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ khác. Bởi vậy, người bệnh nên tái khám định kỳ để theo dõi tiến triển của bệnh và phát hiện tác dụng phụ không mong muốn của thuốc. Để nâng cao hiệu quả điều trị, người bệnh có thể sử dụng thêm các sản phẩm thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị động kinh có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên như Câu đằng, An tức hương... Các thảo dược này có tác dụng rất tốt trong việc an thần và chống co giật.

Thanh Tú H+ (Theo Live Strong)

Gợi ý thực phẩm chức năng cốm Egaruta giúp giảm các chứng co giật, tăng động, rối loạn cảm xúc:

Người lớn bị tăng động giảm chú ý dễ bị sa sút trí tuệ khi về già? - Ảnh 4

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh