- Chuyên đề:
- Đái tháo đường
Đái tháo đường tự miễn thường khởi phát từ 30 tuổi trở lên.
Sự kết hợp thuốc làm giảm nguy cơ tử vong của đái tháo đường type 2
Đột phá mới trong điều trị đái tháo đường type 1
Cách nào giúp kiểm soát sự gia tăng của bệnh đái tháo đường type 2?
Các chỉ số đường huyết người đái tháo đường buộc phải biết
Đái tháo đường tự miễn tiềm ẩn ở người trưởng thành (LADA)
LADA có thể được coi là loại chậm phát triển của bệnh đái tháo đường type 1. Bởi thay vì đái tháo đường type 1 thường xuất hiện ở tuổi thanh niên, thì LADA lại thường xuất hiện sau tuổi 30. Nhiều người nghĩ rằng đó là đái tháo đường type 2, tuy nhiên, tình trạng bệnh lại như bệnh đái tháo đường type 1. Nó được gọi là bệnh đái tháo đường type 1,5.
Người lớn mắc bệnh đái tháo đường, người dương tính với các kháng thể tự miễn GAD cần được điều trị insulin. LADA thường đòi hỏi phải điều trị bằng insulin trong vòng 6-12 tháng khi một thử nghiệm GAD dương tính.
Người đái tháo đường tự miễn cần sử dụng insulin
Kháng thể tự miễn GAD là gì?
Kháng thể tự miễn GAD (Glutamic Acid Decarboxylase) làm tuyến tụy dừng sản xuất insulin bằng cách đánh dấu các tế bào sản xuất insulin đó và tấn công, dẫn đến hệ thống miễn dịch insulin dừng hoạt động và gây ra bệnh đái tháo đường.
Đái tháo đường type 1 là loại đái tháo đường tự miễn, kháng thể tự miễn GAD cũng tham gia vào việc gây ra đái tháo đường tự miễn, nhưng không giống như đái tháo đường type 1 về thời gian khởi phát bệnh.
Các bạn cần chú ý tới những triệu chứng cơ bản của bệnh đái tháo đường: Đi tiểu thường xuyên, hay khát nước, luôn cảm thấy mệt mỏi, mờ mắt, đói nhưng không muốn ăn, ngứa ran bàn chân, bàn tay, giảm cân bất thường… để đi khám và phát hiện bệnh sớm thuộc loại nào và có phương pháp điều trị phù hợp.
LADA có thể được chẩn đoán bằng các tên gọi như sau:
- Đái tháo đường tự miễn tiềm ẩn ở người trưởng thành
- Đái tháo đường tự miễn khởi phát muộn ở người trưởng thành.
- Đái tháo đường type 1 khởi phát chậm, hoặc đái tháo đường type 1,5.
Đái tháo đường type 1,5 (LADA) là một dạng đái tháo đường trong đó bệnh nhân thường có những dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng của đái tháo đường type 2, vì vậy việc chẩn đoán phân biệt đối với đái tháo đường type 2 là cần thiết.
Các tiêu chuẩn chẩn đoán được đề xuất cho đái tháo đường type 1,5 gồm:
- Dương tính với ít nhất một trong số các kháng thể thường thấy trong bệnh đái tháo đường type 1 gồm các kháng thể chống tự kháng nguyên của tế bào đảo tụy 2 (islet cell autoantigen-2 antibodies: ICA-2), kháng thể tự miễn chống tế bào đảo tụy (ICA), các tự kháng thể chống insulin (IAA) và các kháng thể tự miễn glutamic acid decarboxylase 65 (GADA hoặc anti-GAD).
- Do LADA có thể bị nhầm lẫn với đái tháo đường type 2 thể không béo phì, nên ở người lớn, đặc biệt những người gầy và không thừa cân, cần phải xét nghiệm các kháng thể LADA để loại trừ DTD type 2.
- Khởi phát thường ở tuổi 30 hoặc lớn hơn.
Cách điều trị đái tháo đường type 1,5:
LADA thường không cần đến insulin ở thời điểm chẩn đoán, và có thể được kiểm soát ở giai đoạn đầu bằng các thay đổi về lối sống. Tuy vậy, một số nhà lâm sàng cho rằng nên dùng insulin ngay từ lúc đầu hoặc càng sớm càng tốt hơn là sử dụng các sulfonylureas hoặc các thuốc điều trị đái tháo đường khác.
Lúc đầu, bệnh nhân đái tháo đường tự miễn có thể đáp ứng với thuốc điều trị đái tháo đường uống cùng những thay đổi về lối sống, tuy nhiên, các tế bào beta vẫn tiếp tục bị phá huỷ và bệnh nhân đái tháo đường LADA rất cần được theo dõi sát. Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng việc sử dụng sulfonylurea và metformin (một thuốc giúp các thụ thể nhạy cảm hơn với insulin), có thể làm tăng nguy cơ rối loạn chuyển hoá nặng ở bệnh nhân đái tháo đường LADA. Khi đường máu không còn kiểm soát được bằng các thay đổi lối sống và thuốc men, tiêm insulin mỗi ngày là điều cần thiết.
Ngọc Hoa H+ (Tổng hợp)
Thông tin hữu ích cho bạn:
Để giúp ổn định đường huyết và giảm thiểu biến chứng đái tháo đường, người bệnh có thể sử dụng thêm các hoạt chất sinh học từ thiên nhiên, chẳng hạn như Alpha lipoic acid, phối hợp với Nhàu, Câu kỷ tử… nhằm giảm stress oxy hóa tế bào, chống viêm và dọn dẹp rác thải. Những thành phần này hiện nay đã được bào chế trong các sản phẩm thực phẩm chức năng như sản phẩm TPCN Hộ Tạng Đường.
Bình luận của bạn